Bài 6: Một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tại A và cách thấu kính 20 cm. Tiêu cự của thấu kính bằng 15 cm.
a, Dùng các tia sáng đặc biệt qua thấu kính vẽ ảnh A’B’ của AB theo đúng tỉ lệ.
b, Dựa vào phép đo và kiến thức hình học tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.
Bài 7: AB là một vật sáng đặt trước thấu kính hội tụ. A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính có chiều ngược với AB và nhỏ hơn AB. Cho AB cao 6cm; AA’ = 100cm, thấu kính có tiêu cự 16cm. Tính chiều cao của ảnh.
Bài Làm:
Bài 6:
a, Vẽ ảnh:
b, Ta có:
$\Delta A'B'O\sim \Delta ABO$ => $\frac{A'B'}{AB}=\frac{A'O}{AO}$ (1)
$\Delta A'B'F'\sim \Delta OIF'$ => $\frac{A'B'}{OI}=\frac{A'F'}{OF}=\frac{A'O-OF'}{OF'}$ (2)
Mặt khác OI = AB (3)
Từ (1), (2) và (3) => $\frac{A'O}{AO}=\frac{A'O-OF'}{OF'}$
=> A'O = 60cm
Thay vào (1) => $\frac{A'B'}{AB}=\frac{A'O}{AO}=\frac{60}{20}$ = 3
Vậy ảnh A’B’ cao gấp 3 lần vật AB
Bài 7: A’B’ ngược chiều với vật nên ảnh này là ảnh thật
Áp dụng công thức: $\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}$
=> $\frac{1}{16}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}=\frac{d+d'}{d.d'}$ (1)
AA' = d + d' => d + d' = 100 (cm) (2)
Thay vào (1) =>$\frac{100}{d.d'}=\frac{1}{16}$ => d.d' = 1600 (3)
Từ (2) và (3) => d(100 - d) = 1600
=> d2 − 100d + 1600 = 0
=> d = 80 cm hoặc d = 20 cm
=> d’ = 20cm hoặc d’ = 80cm.
Do vật lớn hơn ảnh nên d > d’
Vậy d = 80cm và d’ = 20cm
Ta có: $\frac{A'B'}{AB}=\frac{d'}{d}$ = 0,25
Chiều cao ảnh A’B’ là: 6.0,25 = 1,5 (cm)