Bài tập tính góc tạo bởi tia tới và tia khúc xạ

Bài 1: Một li đựng đầy nước hình trụ cao 20cm có đường kính 20cm như hình vẽ:

                                   

Một người đặt mắt gần miệng li nhìn theo phương AM thì vừa vặn thấy tâm O của đáy li.

a, Vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ ) và truyền tới mắt người quan sát.

b, Tính góc hợp bởi phương của tia tới và phương của tia khúc xạ.

Bài 2: Khi chiếu một tia sáng tới từ không khí vào một bản thủy tinh dưới một góc tới i = 450. Ta thấy tỉ số giữa sin góc tới với sin góc khúc xạ bằng $\sqrt{2}$. Tính:

a, Góc khúc xạ r. Vẽ hình.

b, Góc tạo bởi phương của tia tới với phương của tia khúc xạ.

Bài Làm:

Bài 1: 

a, Vẽ:

- Nối OI => Tia tới.

- Nối  IM => Tia khúc xạ

=> Đường đi của tia sáng đó là (OIM)

Bài tập tính góc tạo bởi tia tới và tia khúc xạ

b, Từ hình vẽ trên, Góc $\beta $ hợp bởi phương của tia tới với tia khúc xạ là:

                 $\beta =\alpha -i$

Trong đó: $tg\alpha =\frac{AB}{BI}=\frac{20\sqrt{3}}{20}=\sqrt{3}=>\alpha =60^{0}$

$tgi=\frac{OB}{BI}=\frac{10\sqrt{3}}{20}=\frac{\sqrt{3}}{2}=>i=41^{0}$

$=>\beta =\alpha -i=60-41=19^{0}$

Bài 2:

a, Theo đề bài ta có:

$\frac{sini}{sinr}=\sqrt{2}$

$=>sinr=\frac{sini}{\sqrt{2}}=\frac{sin45^{0}}{\sqrt{2}}=\frac{1}{2}$

=> r = $30^{0}$

- Vẽ hình:

                            Bài tập tính góc tạo bởi tia tới và tia khúc xạ

b, Gọi $\alpha $ là góc hợp bởi phương của tia tới với phương của tia khúc xạ.

Từ hình vẽ ta có:

$\alpha $ = i - r = 45 - 30 =  $30^{0}$

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Chuyên đề vật lý 9: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng - Thấu kính hội tụ - Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Bài 3: Một vật AB cao 1cm đặt trước một thấu kính hội tụ, ta thu được một ảnh cao 4cm như hình vẽ. Biết khoảng cách từ vật đến ảnh bằng 20cm.

a, Xác định tính chất của ảnh.

b, Tính khoảng cách từ vật và từ ảnh đến thấu kính.

Bài 4: Cho thấu kính có tiêu cự 20 cm, vật AB đặt cách thấu kính 60 cm và có chiều cao h = 2 cm.

a, Vẽ ảnh của vật qua thấu kính.

b) Vận dụng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.

Bài 5: Một vật sáng AB dạng đoạn thẳng được đặt tại một vị trí trước một thấu kính hội tụ, sao cho AB vuông góc với trục chính của thấu kính và A nằm trên trục chính. Qua thấu kính ta thu được một ảnh thật lớn gấp 2 lần vật. Sau đó, giữ nguyên vị trí vật AB và dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính, theo chiều ra xa vật một đoạn 10cm, thì thấy ảnh của nó cũng dịch chuyển đi một đoạn 10cm so với vị trí ảnh ban đầu. Tính tiêu cự f của thấu kính.

Xem lời giải

Bài 6: Một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tại A và cách thấu kính 20 cm. Tiêu cự của thấu kính bằng 15 cm.

a, Dùng các tia sáng đặc biệt qua thấu kính vẽ ảnh A’B’ của AB theo đúng tỉ lệ.

b, Dựa vào phép đo và kiến thức hình học tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.

Bài 7: AB là một vật sáng đặt trước thấu kính hội tụ. A’B’ là ảnh của AB qua thấu kính có chiều ngược với AB và nhỏ hơn AB. Cho AB cao 6cm; AA’ = 100cm, thấu kính có tiêu cự 16cm. Tính chiều cao của ảnh.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Chuyên đề vật lý 9, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề vật lý 9, loạt bài giải bài tập Chuyên đề vật lý 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.