A. Kiến thức trọng tâm
1.Các loại kí hiệu bản đồ.
* Khái niệm kí hiệu bản đồ: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc…dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
* Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại
- Kí hiệu điểm: Thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình.
- Kí hiệu đường: Đúng với tỉ lệ bản đồ
- Kí hiệu diện tích: Tương đối đúng với tỉ lệ bản đồ.
* Phân dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng
- Kí hiệu hình học
- Kí hiệu chữ
- Kí hiệu tượng hình.
- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước
- Bảng chú giải là bảng giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản đồ.
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Ngoài sử dụng thang màu người ta còn sử dụng đường đồng mức để biểu hiện địa hình.
- Khi các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc.
- Đối với cách thể hiện địa hình thang màu thì người ta quy định như sau:
- Từ 0 đến 200m là màu xanh lá cây
- Từ 200 đến 500m là màu vàng hay hồng nhạt
- Từ 500 đến 1000m là màu đỏ
- Từ 2000m trở lên là màu nâu….
B. Bài tập & Lời giải
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 18 - sgk Địa lí 6
Quan sát hình 14, hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: Điểm, đường và diện tích?
Xem lời giải
Trang 19 - sgk Địa lí 6
Quan sát hình 16 cho biết:
+ Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
+ Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn phía Đông và phía Tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?
Xem lời giải
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 19 - sgk Địa lí 6
Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 19 - sgk Địa lí 6
Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 19 - sgk Địa lí 6
Khi quan sát các đường đồng mức, biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?