Bài 21: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Trong quá trình làm bài thực hành như vẽ biểu đồ, các bạn sẽ thường xuyên gặp phải các dạng biểu đồ hoặc bảng số liệu liên quan đến nhiệt độ và lượng mưa. Lúc đó bạn sẽ phải xử lí nó như thế nào? Bài thực hành dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

I.  Kiến thức cần nhớ

1. Khái niệm:

  • Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là hình vẽ mô tả diễn biến của các yếu tố khí hậu: nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm của một địa phương.

2. Các bước phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

  • B1: Đọc tên biểu đồ, nhận dạng các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa.
  • B2: Dựa  vào biểu đồ để đo tính nhiệt độ và lượng mưa các tháng. Đặc biệt chú ý tháng cao nhất và tháng thấp nhất để tìm sự chênh lệch.
  • B3: Từ kết quả đã phân tích để rút ra nhận xét, kết luận về đặc điểm khí hậu của địa phương đó.

II. Bài tập

Câu 1: 1. Quan sát biểu đồ hình 55 (trang 65 SGK Địa lý 6) và trả lời các câu hỏi sau:

– Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ? Trong thời gian bao lâu?

+Yếu tố nào thể hiện theo đường?

+Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột?

– Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào?

– Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào?

– Đơn vị tính nhiệt độ là gì? Đơn vị tính lượng mưa là gì?

Bài 21: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Trả lời:

Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa, thời gian 12 tháng.

  • Yếu tố được thể hiện theo đường là Nhiệt độ.
  • Yếu tố được thể hiện bằng hình cột là Lượng mưa.
    • Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng: Lượng mưa.
    • Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng: Nhiệt độ.
    • Đơn vị tính Nhiệt độ là ºC, đơn vị tính Lượng mưa là milimet (mm).

 

Câu 2: Dựa vào các trục của hệ tọa độ vuông góc để xác định các đại lượng rồi ghi vào bảng kết quả sau:

Trả lời:

Bài 21: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

 

Câu 3: Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội?

Trả lời:

  • Nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm.
  • Nhiệt độ giữa các tháng phần lớn trên 20 độ.
  • Tổng lượng mưa cả năm lớn.

 

Câu 4:  Quan sát hai biểu đồ 56, 57 và trả lời các câu hỏi trong bảng sau:

Bài 21: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Trả lời:

Bài 21: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

 

Câu 5: Từ bảng thống kê  trên cho biết biểu đồ  nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc? Biểu đồ nào là địa điểm ở nửa cầu Nam?

Trả lời:

Biểu đồ A: là biểu đồ khí hậu một địa điểm thuộc nửa cầu Bắc nhiệt độ cao vào các tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều vào tháng 7 đến tháng 9.

Biểu đồ B: Là biểu đồ khí hậu một số địa điểm thuộc nửa cầu Nam nhiệt độ thấp vào các tháng 4 đến tháng 9, mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 3.

Xem thêm các bài Giải sgk địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ