Bài 16: Thực hành đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn

Hôm nay, chúng ta sẽ đến với bài thực hành đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn. Hi vọng, sau bài học này các bạn sẽ nắm được đường đồng mức và biết được, tính được tỉ lệ bản đồ.

1. Hãy cho biết:

  • Đường đồng mức là những đường như thế nào?
  • Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?

Trả lời:

  • Đường đồng mức là những đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên bản đồ.
  • Dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình là bởi vì: Đường đồng mức cho biết được độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng của địa hình : độ góc.
    • Các đường đồng mức càng gần nhau địa hình càng dốc
    • Các đường đồng mức càng xa nhau địa hình càng thoải.

 

2. Dựa vào các đường đồng mức, tìm các đặc điểm của địa hình trên lược đồ:

Bài 16: Thực hành đọc  bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn – sgk Địa lí 6 trang 51

  • Hãy xác định trên lược đồ hình 44  hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2.
  • Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
  • Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2, và các điểm B1, B2, B3.
  • Tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2
  • Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?

Trả lời:

  • Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây sang Đông.
  • Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức: 100m
  • Độ cao của các đỉnh núi là:
    • A1 = 900m
    • A2 = 600m
    • B1 trên 500m
    • B2 trên 650m
    • B3 trên 550m
  • Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 là: 7,5 cm

          Theo tỉ lệ bản đồ là: 1: 100000

           => Khoảng cách trên thực tế khoảng : 7,5km

  • Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, ta thấy: Sườn phía Tây dốc hơn vì khoảng cách các đường đồng mức ở sườn phíaTây nằm gần hơn sườn phía Đông.

Xem thêm các bài Giải sgk địa lí 6, hay khác:

Xem thêm các bài Giải sgk địa lí 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

CHƯƠNG 1: TRÁI ĐẤT

CHƯƠNG 2: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ