Bài mẫu 1: Bài thơ Ngàn lời sử xanh
“Ngàn lời sử xanh” là sáng tác của nhà thơ Lữ Mai. Bài thơ giới thiệu những địa chỉ lịch sử trên mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến như Hồ Tây, Tháp Bút và Chùa Trấn Vũ. Bài thơ đã khơi gợi cho em tình yêu đất nước cao cả. Đồng thời em còn hiểu được rằng các thế hệ mai sau nên biết rằng chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh đau thương để bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Để đổi lại sự hy sinh của những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh này, chúng ta phải tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước, tạo dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và phát triển, một nước Việt Nam mà tất cả nhân dân trên thế giới ngưỡng mộ và kính trọng.
Bài mẫu 2: Bài thơ Truyện cổ nước mình
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho thấy những câu chuyện cổ quen thuộc nhưng rất ý nghĩa. Đó là tinh thần yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ tích nước mình.
Bài mẫu 3: Bài thơ Việt Nam quê hương ta
“Việt Nam quê hương ta” là một trong những bài thơ hay viết về quê hương của Nguyễn Đình Thi. Mở đầu bài thơ, tác giả đã giúp người đọc hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Chúng ta có thể bắt gặp những hình ảnh thân quen như “biển lúa, cánh cò, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Và vẻ đẹp phẩm chất của con người Việt Nam cần cù, chịu khó. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam còn sống thủy chung, luôn gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp. Có thể khẳng định rằng, “Việt Nam quê hương ta” đã giúp người đọc thêm hiểu và yêu hơn về đất nước của mình.
Bài mẫu 4: Bài thơ Việt Nam
Trong các bài thơ em được học, em yêu thích nhất bài thơ Việt Nam của nhà thơ Lê Xuân Anh. Bài thơ miêu tả quê hương không chỉ đẹp bởi màu xanh của bầu trời, màu ngọc của dòng sông mà còn là vẻ đẹp của mọi người. Tất cả đã vẽ lên một Việt Nam trù phú, xinh đẹp. Em thầm cảm ơn vì đã được lớn lên trên mảnh đất này, đất nước, con người-nơi đã cho em hai tiếng ''quê hương''.
Bài mẫu 5: Bài thơ Hạt gạo làng ta
Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa là bài thơ em đã được mẹ dạy cho từ nhỏ và làm em nhớ mãi không thể quên. Hạt gạo làng ta với được tác sử sử dụng từ ngữ dễ hiệu, trong sáng mang những nét thơ ngây của trẻ em. Và gợi lên vẻ đẹp và tình yêu quê hương, đất nước. Trong bài thơ còn viết về những phẩm chất chất phác của người nông dân cùng hình ảnh làng quê Việt Nam bình dị, thân thương. Có thể nói, thông qua bài thơ Hạt gạo làng ta đã gợi cho em những cảm nhận về bức tranh sinh hoạt nông nghiệp tươi vui trong những năm kháng chiến đồng thời cũng phản ảnh được sự khốc liệt của chiến tranh.