Đề bài: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Bài làm.
Do những tư tưởng trong văn học trung đại hạn chế thế nên hình ảnh những người nông dân xưa chưa được đề cập tới một các rõ nét và chân thực đem lại thành công nổi bật trong nền văn học ta. Thế nhưng Nguyễn Đình Chiểu với tư tưởng đạo lí nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân ông đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu của nền văn học yêu nước chống ngoại xâm đầu thế kỉ XX đặc biệt rất thành công khi xây dựng hình tượng người nghĩa sĩ yêu nước trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Qua đây, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, vẻ đẹp người nông dân mới hiện lên trọn vẹn và sâu sắc.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. Năm 1858, giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc. Năm 1861, vào đêm 14 -12, nghĩa quân tấn công đồn giặc ở Cần Giuộc trên đất Gia Định, gây tổn thất cho giặc, nhưng cuối cùng lại thất bại. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ - người nông dân nghĩa sĩ chống giặc, cứu nước. Đó là những con người vốn hiền lành chất phác chỉ quen với chuyện “ruộng trâu ở trong làng bộ” nhưng khi đất nước đứng trước nạn ngoại xâm họ đã dám đứng lên chống lại kẻ thù mạn.
Người nông dân được tác giả giới thiệu trong tác phẩm là nhừng người nông dân hết sức bình thường vô danh. Trước khi thực dân Pháp sang xâm lược, họ là nhừng người nông dân thuần tuý, chắt phác, cần cù, giản dị, cuộc đời ngièo khô, hiền lành, chịu thương chịu khó: “Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”. Gánh nặng cuộc đời đè lên đôi vai nhỏ bé, gầy yếu của họ. Cả đời của họ đâu có ra khỏi lũy tre làng, chỉ quanh quẩn với những con trâu, với cánh đồng quê. Họ sống trong nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn giữa thế kỷ XIX: “chỉ biết ruộng trâu”. Đặc biệt, ngay từ những dòng đầu tiên của bài văn tế, Nguyền Đình Chiểu đã khẳng định, ghi công những người nông dân ở khía cạnh mà bây lâu nay lịch sử chưa bao giờ thừa nhận công lao lao động và sản xuất của cải vật chất để duy trì và phát triển đời sống dân tộc. Một đất nước sống dựa vào nông nghiệp như Việt Nam thì lực lượng sản xuất chủ yếu là ai nếu không phải là nhừng người nông dân lam lũ, chịu thương chịu khó? Nhưng chưa khi nào lịch sử thừa nhận điều ấy. Những người nông dân, vẻ đẹp đầu tiên hiện lên từ họ là vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm cống hiến, mang lại sự sống, sự phát triển cho hàng ngàn năm đất nước.
Cũng chính bởi sự chất phác, quanh năm “chỉ biết ruộng trâu” nên họ đâu biết gì về quân sự, về chiến đấu chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung, “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó” những cung kiếm, đao gươm chiến đấu. Thế mà những con người như vậy khi thực dân Pháp xâm lược, họ phấp phổng lo âu trông mong vào triều đình đợi chờ lệnh chiến đấu. Bị vua quan bỏ rơi, họ đã dám một mình đứng lên chống lại kẻ thù, nhận lấy trách nhiệm cứu nước thiêng liêng một cách tự nguyện để bảo vệ độc lập: “Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.
Do đâu mà họ có sức mạnh, tinh thần tự nguyện ấy? Đó chỉ có thể là lòng yêu nước thiết tha máu thịt, lòng căm thù giặc khôn nguôi quyết không đội trời chung với chúng. Đã ba năm giặc tới xâm lược, mười tháng giặc đóng đồn “bòng bong che trắng lốp”, “ống khói chạy đen xì” người nông dân lòng đầy căm thù, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”. Chẳng thấy vua quan đâu, họ đã tự ý thức được sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc mình, họ tự đứng lên đánh giặc chỉ với những trang bị vũ khí vô cùng thô sơ và thiếu thốn. Họ không phải là lính chính qui của triều đình, chưa từng được tập luyện, chưa được võ trang. Họ chiến đấu bằng những gì vẫn dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong sản xuất:
Ngoài cật có một manh ảo vải, nào đợi mamg bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tâm vông, chỉ nài săm dao tu nón gõ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi (...) gươm đeo dung bằng lưỡi dao phay.
Những vũ khí thô sơ phải chống chọi với những vũ khí tối tân: “súng”, “tàu sắt”, ‘tàu đồng”, “đạn to”, “đạn nhỏ”; quả là trứng chọi với đá! Bù lại, những người lính nông dân có dũng khí, có lòng quả cảm vô song - một thứ vũ khí sắc bén nhất. Họ có tinh thần dám đánh, dám hi sinh của người nghĩa sĩ. Khi vào trận với những quân trang, vũ khí ấy, chắc chắn họ biết sẽ có hi sinh tổn thất nhưng không vì thế mà họ lùi bước, khuất phục. Ngược lại, tất cả xin “ra tay, ra sức”, dâng hết sức mình cho Tố quốc. Đó là một tấm lòng cao cả, một khí phách hiên ngang, là ý thức, trách nhiệm lớn lao với đất nước. Dù chỉ có vũ khí thô sơ nhưng những người nghĩa sĩ vẫn sẵn sàng ra trận, địch lại với những súng ống, tàu xe:
"Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trong giục, đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có.
Hay như:
" Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ở sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ."
Những nghĩa sĩ đã dũng cảm xông vào trận mạc, xả thân không chút mưu lợi đắn đo, tất cả họ đều tự nguyện: “nào đợi ai đòi, ai bắt”, “chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi”, “chuyến này dốc ra tay bộ hổ” dù với trang bị thô sơ. Nhưng hãy xem họ vào trận, bao nhiêu lời văn là bấy nhiêu chất hùng ca, hừng hực khí phách, rực lửa chiến đấu của một trận chiến quyết liệt, hào hùng. Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân ở đây đã hiện lên thành một anh hùng lồng lộng giữa đất trời, giữa chiến trường. Hình ảnh ấy đã làm chủ trận chiến lớn lao mãnh liệt, nó áp đảo tất cả. Với những vũ khí thô sơ của mình, họ đã làm nên sức mạnh như vũ bão, hiếm có: “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang”, “chém ngược”. Họ đã ghi được những chiến công oanh liệt như đốt nhà dạy đạo, chém đầu quan hai, làm giặc kinh hãi vô cùng “mã tà ma ní hồn kinh”. Cà đoàn văn là một bức tranh công đồn hào hùng tuyệt đẹp, gợi lên cảnh chiến đấu hào hùng mạnh mẽ, quyết chiến quên mình vì nước. Họ hi sinh với một quan niệm sống vô cùng cao đẹp ‘Thà chết vinh còn hơn sống nhục”, “thà chết đứng còn hơn sống quỳ”. Họ thà hi sinh còn hơn là phải sống với giặc, quyết không đội trời chung với giặc. Đó cũng chính là truyền thông tốt đẹp của dân tộc ta không bao giờ chịu khuất phục.
Với những lời văn hào sảng, khí thế, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên một bức tranh công đồn hào hùng, anh dũng của người nông dân. Thật vậy, lịch sử không chỉ cố tình bỏ quên công lao dựng nước mà còn ấu trĩ vì hiếm khi nhắc đến vai trò giữ nước của những con người quả cảm ấy. Không có họ ngã xuống, tuôn máu, liệu có được những Bạch Đằng, liệu có những Chi Lăng... lẫy lừng vang dội? Nhưng những gì được ghi nhận chỉ còn là những cái tên tướng tên vua... ở một khía cạnh nào đó, lời than “Giãi thây trăm họ làm công một người” đã đúng khi nói về sự lãng quên đối với người nông dân nghĩa sĩ
Sau trận đánh, một kết cục bi thảm đã diễn ra - kết cục đã được biết trước: Họ - những con người yêu nước - đã anh dũng hi sinh: “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”. Cái chết nhẹ tựa lông hồng mà hiên ngang, lẫm liệt. Ra đi, họ vẫn còn lo cho nước, cho dân, họ vẫn còn tiếp tục chiến đấu. Tình cảm thiêng liêng cảm động ấy còn theo họ đến tận chốn thiên đường đầy ánh sáng. Đọc những dòng văn như thế không ai nén nỗi rưng rưng, ngậm ngùi: “Sống đánh giặc thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp được trả thù kia”
Họ không còn nữa nhưng ý chí của họ, tấm gương về họ vẫn còn mãi để nêu gương cho người sống, động viên cổ vũ mọi người tiếp tục chiến đấu để trả thù quân xâm lược. Những người nghĩa sĩ cần Giuộc, ta đã bắt gặp lại hình ảnh họ đâu đó nơi những chiến sĩ “năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt. Gan không núng chí không sờn” làm nên trận Điện Biên Phủ lẫy lừng; hay những con người chống Mĩ quả cảm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai”,...
Người nghĩa sĩ nông dân cấp Giuộc đã mất đi song hình ảnh văn còn mãi mãi. Họ đà trở thành bất hủ, danh tiết của họ rạng rỡ muôn đời, tên tuổi họ trở thành bất tử. Họ là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa yêu nước. Viết về những người nghĩa sĩ nông dân bỏ mình vì quê hương, đất nước, tác phẩm chứa đựng bao nỗi xót xa, thương cảm của tác giả. Lòng tiếc thương của tác giả thật vô hạn. Từ việc thương cho số phận của người nông dân “cui cút làm ăn” trong đời thường đến thương cho họ phải chết một cách oan uổng trong cuộc chiến đấu không cân sức. “Đoái sông cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sâu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nhỏ”. Nhà thơ và tất cả mọi người đều khóc vì thương xót cho số phận người nghĩa sĩ. Không những thế nhà thơ còn xót thương cho những người còn sống: “Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xé dật dờ trước ngõ”, đã thể hiện lòng thương tiếc của tác giả thật chân tình, tha thiết và cảm động. Ông còn chia sẻ nỗi đau với họ.
Với Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc, Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động. Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyền Đình Chiểu xứng đáng là một “khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang”. Nó xứng đáng là một khúc ca hùng tráng của nền văn học Việt Nam.