- Dàn ý chung
- Bài mẫu 1: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Bài mẫu 2: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Bài mẫu 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Dàn ý chung
I. Mở bài:
- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm Chữ người tử tù.
- Khẳng định nhân vật Huấn Cao và quản ngục là hai nhân vật trung tâm của tác phẩm.
II. Thân bài:
1. Thái độ của Huấn Cao khi chưa biết quản ngục là “thanh âm trong trẻo”.
- Thái độ khi lần đầu tiếp xúc với quản ngục
- Thái độ trong đối với quản ngục những ngày biệt giam
2. Thái độ của Huấn Cao thay đổi khi nhận ra quản ngục chính là “thanh âm trong trẻo”.
- Huấn Cao nhận lời cho chữ.
- Cảnh cho chữ diễn ra thể hiện thái dộ trên quý tấm lòng trong thiên hạ của Huấn Cao dành cho quản ngục.
- Lời khuyên của quản ngục: “Ở đây lẫn lộn…”
3. Đánh giá Huấn Cao: là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
III. Kết bài: Khẳng định thái độ của Huấn Cao đối với quản ngục…
Bài mẫu 1: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Bài làm
“Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân Truyện ngắn “Chữ người tử tù” trong tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân là một tác phẩm tiêu biểu và có nhiều thành công lớn về mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Bên cạnh bút pháp lãng mạn, thủ pháp nghệ thuật đối lập,…nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng tạo một ấn tượng khó phai mờ, góp phần vào sự thành công của truyện. Điều đó, thể hiện rõ nét quá tâm lí nhân vật Huấn Cao, đặ biệt là diễn biến tâm lí, thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục.
Nhân vật Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một anh hung, đầu đội trời, chân đạp đất; có tài viết chữ đẹp; văn võ song toàn. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ông thương cho nhân dân vô tội, nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo nên cùng nhân dân khởi nghĩa chống lại triều đình. Nhưng cuộc khởi nghĩa không thành công, ông bị triều đình bắt giam vào chốn tù với án tử chờ ngày ra pháp trường.
Chính chốn ngục tù tăm tối ấy là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai nhân vật khác thường : một bên là viên quản ngục - kẻ đạị diện cho chính quyền phong kiến thối nát, bảo thủ đương thời; một bên là người tử tù Huấn Cao – một kẻ “nổi loạn”; một anh hung vì bất mãn với cường quyền mak đứng lên khởi nghĩa. Xét về phương diện xã hội, họ là hai thế lực thù địch, đối lập nhau.
Hiểu rõ điều này hơn ai hết là Huấn Cao. Ông tỏ vẻ coi thường, khinh miệt viên quản ngụ. Nhưng sự đời nào ai biết trước chuyện gì, tưởng chừng viên quản ngục là kẻ xấu xa, bảo thủ; ai ngờ rằng con người ấy lại có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, có sở thích cao quý, rất mến và yêu cái tài viết chữ của ông Huấn. Sau khi hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã thay đổi thái độ: từ khinh miệt, coi thường đến trân trọng yêu quý và vì thế, ông đã đồng ý cho chữ. Chẳng những vậy, Huấn Cao còn dành những lời nói cuối cùng vọng lên từ tâm hồn của một nhà nho chân chính khuyên giải viên quản ngục, nhắc ông quay về với thiên lương.
Lần đầu tiên “ra mắt” những quản ngục tính Sơn, trước uy quyền của nhà lao, Huấn Cao vẫ tỏ ran gang ngạo. Ông vẫn giữ thái độ bình thản, xem thường bằng việc làm đầy thách thức : “rõ mạnh gông”. Huấn Cao “cúi đầu thúc mạnh dầu thang xuống đất đánh thuỳnh một cái” làm vỡ tan đi chốn trang nghiêm của chốn ngục tù. Vào trong nhà giam rồi nhưng ông vẫn ngang tàn, ko hề nhún nhường. “Suốt nửa tháng”, trong khi viên quản ngục vì mến tài viết chữ mà hết lòng ưu ái, “biệt đãi” ông và các đồng chí thì Huấn Cao tỏ vẻ : “khinh miệt đến điều”. Khi viên quản ngục “mở khóa cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn” : “Ngài muốn gì xin cho tôi biết tôi sẽ cố gắng chu cấp” thì ông khinh bạc, lạnh lung trả lời : “ Ngươi bảo ta cần gì, ta chỉ cần ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”. Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn. Huấn Cao không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ mà ông xúc phạm. Ông rất ung dung, bình thản.
Thái độ trên của Huấn Cao đối với viên quản ngục là một điều tất yếu. Bởi vì, Huấn Cao chưa hiểu được tấm lòng của một người giữ tù. Trong suy nghĩ của ông Huấn, hắn chỉ là một con người xấu xa, tàn bạo; đại diện cho chính quyền phong kiến thối nát ông thù hận : hắn là kẻ thù của ông. Huấn Cao đâu chỉ tài năng xuất chúng, ông còn có nhân cách và khí phách của một người anh hung. Với nhân cách cao đẹp, trong mắt Huấn Cao, ông chỉ coi viên quản ngục là kẻ tiểu nhân, ăn bám theo cái chính quyền phong kiến tàn lụi mà ông căm ghét : tất cả bọn chúng chỉ là những kẻ đáng khinh, đáng coi thường mà thôi !
Nếu mạch truyện đi theo chiều hướng này thì cũng rất hay. Nhưng Nguyễn Tuân lại không muốn đi theo con đường tầm thường ấy. Mỗi tác phẩm của ông đều phải xuất sắc, đạt đến trình độ hoàn mỹ toàn diện. Như ta đã biết, Nguyễn Tuân là một nhà văn lãng mạn, ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Nhân vật hiện lên trong các tác phẩm của ông phải là hiện thân của cái đẹp. Nhân vật viên quản ngục không phải là ngoại lệ. Tìm ẩn trong con người ấy là cả một tâm hồn trong sáng với thiên lương cao quý. Để cho người đọc thấy rõ điều đó, Nguyễn Tuân đã mượn thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục- một thái độ khác hẳn, hoàn toàn ngược lại ban đầu.
Huấn Cao cẩm thấy ân hận, ông “lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười”: “Ta cảm thấy tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Do đó, dù là một người “vốn khoảnh”, “trừ chỗ tri kỉ”, “ông ít cho chữ” thì nay, những dòng chữ cuối đời của mình, ông dành tặng người quản ngục. Có phải lúc bấy giờ, viên quản ngục đã trở thành “người tri kỉ” của Huấn Cao ?. Một người mà Huấn Cao tin tưởng trao “những nét chữ cuối cùng của mình”. Chẳng những vậy, ông còn coi viên quản ngục như chỗ tri âm mà khuyên giải: “Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi…tìm về quê mà ở…rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ơ đây khó giữ cho thiên lương lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Huấn Cao đã thay đổi hoàn toàn thái độ với viên quản ngục. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ đã gây nhiều rung cảm cho người đọc, xứng đáng là “cảnh tưởng” đẹp nhất trong văn học Việt Nam.
Đó quả thật là “cảnh tưởng xưa nay chưa từng có”. Nguyễn Tuân chắc đã tập trung toàn bộ tài năng và sự lãng mạn, bay bổng vào cảnh này. Viết chữ hay cho chữ thường diễn ra ở nơi trang nhã thanh cao như thư phòng. Còn ở đây, lại diễn ra ở chốn ngục tù tăm tối. Lúc nửa đêm, trong nhà tù, vài canh giờ trước lúc ra pháp trường. Trong không gian trật hẹp, nơi mịt mù, tăm tối kia. Một người tù “cổ mang gông, chân vướng xiềng” đang tô dậm những nét chữ bay bổng “cuối cùng”. Cạnh bên là viên quản ngục đang khúm núm, sợ sệt.
Không gian im lìm, tĩnh lặng, nếu có âm thanh vang lên thì đó là tiếng nói của Huấn Cao, tiếng nói của cái đẹp,…tiếng nói khuyên con người về với cái thiện “ở đây lẫn lộn, ta khuyên thầy…về quê, không ở đây nhem nhuốc” cả tâm hồn lẫn nhân phẩm. Và người quản ngục chỉ có thế nghẹn ngào một tiếng “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Vậy là cái Đẹp đã cảm hóa cái xấu, cái ác. Lời khuyên chân tình của Huấn Cao : “ Ở đây không phải chốn treo tấm lụa” còn khẳng định một điều : cái Đẹp không thể sống chung, sống cùng, sống lẫn lộn với cái ác, cái xấu. Sau câu nói của Huấn Cao, không gian tĩnh lặng để cho cái Đẹp, cái Thiện bồi hồi nhân vang….Và khi ấy, Huấn Cao và người quản ngục từ thế đối lập đã hòa vào nhau chỉ còn niềm tôn kính vô bờ, trân trọng cái Đẹp, cái Thiện của cuộc đời này.
Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục thực ra không có điều gì bất ngờ và phi lí. Bởi thực tế, Huấn Cao là người khí phách nhưng viên quản ngục không phải hoàn toàn xấu xa. Huống hồ họ gặp nhau nơi lòng yêu mến, tong sung cái đẹp. Vì vậy, ta có thể hiểu con đường họ đi từ thế đối lập sàn hòa hợp trong sự tỏa hương của con chữ thiên lương. Không chỉ vậy, trong nhân cách Huấn Cao, ông còn là con người đầy tinh tế, độ lượng, biết trọng người có thiên lương. Ông vì cảm tấm lòng mà cho chữ kẻ tội đồ của cái Thiện. Nơi ngục tù, lúc cuối đời, ông đâu ngờ lại gặp được một tâm hồn tri âm, tri kỉ !
Miêu tả thành công diễn biến tâm trạng, thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục, Nguyễn Tuân đã tô đậm nhân cách cho nhân vật Huấn Cao-một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Đó là hình tượng cho một con người có nhân cách cao đẹp-một biểu tượng hoàn mĩ cho cái Đẹp, cái Thiện. Qua diễn biến tâm lí nhân vật Huấn Cao, nhà văn đã khẳng định hai điều : cái thiện có thể sinh ra từ cái ác nhưng không thể sống chung, sống lẫn lộn cùng với cái ác và cái thiện, cái đẹp có thể cảm hóa được con người.
Huấn Cao là một hình thượng văn học hoàn mĩ, đẹp đẽ nhất trong nền văn học nước nhà. Nhưng hình tượng ấy không hề cứng nhắc, khô khan. Ngược lại, nó vô cùng sinh động dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân. Với bút pháp xây dựng nhân vật độc đáo, Nguyễn Tuân đã vẽ nên một hình ảnh Huấn Cao vừa cao ngạo, bất khuất, vừa chân tình, tài hoa, biết yêu quý nghệ thuật, trân trọng những tấm lòng trong thiên hạ, biết đề cao thiên lương con người. Điều đó cũng khẳng định sự thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và thêm một lần nữa ngợi ca phong cách nghệ thuật tài hoa độc đáo của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam.
Bài mẫu 2: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Bài làm
Có thể khẳng định trong nền văn học Việt nam Nguyễn Tuân là một người có tên tuổi lớn: “Nói đến Nguyễn Tuân mà chỉ cần gọi gọn ghẽ là nhà văn theo ý nghĩa thông thường đầy vinh dự của chữ đó e vẫn thấy thiêu thiếu thế nào. Nguyễn Tuân đó là một hiện tượng văn hóa phong cách. Con người ông, phong cách của ông cũng đẹp một cách độc đáo như câu văn ông. Một câu văn một không hai trong nghệ thuật ngôn từ Tiếng Việt” (Phan Huy Chú). Thật vậy, Nguyễn Tuân không chỉ góp một phong cách mà ông còn góp được cho văn học Việt nam những tác phẩm hay. Tiêu biểu trong sáng tác của ông là tác phẩm chữ người tử tù. Đặc biệt qua đó ta thấy được nhân vật Huân Cao không chỉ anh hùng tài giỏi mà ông còn là người rất mực trân trọng thiên lương mà cụ thể ở đây là tấm thiên lương của viên quản ngục.
Truyện kể về nhân vật anh hùng Huấn cao dám một mình đứng lên chống lại triều đình phong kiến. Chính bởi lẽ ấy mà chúng ta thấy được những phẩm chất và tính cách của nhân vật. Huấn Cao là một người không những anh hùng mà lại còn rất có tài nữa mà cái tài ấy chính là tài viết đẹp. Bên cạnh nhân vật Huấn Cao ấy thì ta cũng thấy được một nhân vật cũng đáng quý ấy chính là nhân vật viên quản ngục. Hai người ấy trên lĩnh bình diện xã hội hoàn toàn trái ngược nhau. Thế nhưng họ lại đồng điệu với nhau trong nghệ thuật. Viên quản ngục ấy mến cái tài viết chữ của Huấn Cao có sở nguyện cao quý rằng một ngày kia xin được chữ của Huấn Cao mà treo trong nhà. Cái sở nguyện cao quý cũng như tôn trọng cái đẹp kia phần nào thể hiện được quan niệm của nhà văn về cái đẹp. Có thể nói trong văn Nguyễn Tuân cái đẹp luôn thăng hoa ở mọi lúc mọi nơi mọi hoàn cảnh. Chính cái sở nguyện cao quý của viên quan ngục cũng như sự “ích kỉ” không cho chữ của Huấn Cao đã nói lên điều đó. Không những thế truyện còn mang đến cho chúng ta về vẻ đẹp của cái thiện, cái thiên lương của con người. Tuy nhiên quá trình để cho Huấn Cao thấy được tấm thiên lương của viên quan coi ngục cũng như quá trình để viên quản ngục đạt được sở nguyện cao quý ấy lại là những diễn biến khá dài. Thế nhưng thái độ của Huấn Cao với sự biệt đãi của viên quản ngục như thế nào?. Diễn biến thái độ đó ra sao?.
Trước hết là khi Huấn Cao mới bị bắt và được đưa đến nhà giam nơi quan coi ngục này chịu trách nhiệm cai quản. thế nhưng khi ấy Huấn Cao còn tỏ ra rất lạnh lùng và khinh thường viên quản ngục ấy. Đó là khi ông chưa biết được thiên lương của viên quan coi ngục, ông nghĩ rằng viên quan coi ngục kia cũng cùng một ruộng với triều đình và đều là đáng khinh. Về phía quan coi ngục ngay từ khi biết tin Huấn Cao được giải giam tại đây thì ông vui mừng khi gặn được người mà mình kính trọng nể phục. ông tiếp rượu thịt cho Huấn Cao và cho Huấn Cao vào một nhà giam riêng. Huấn Cao không những không cảm kích mà cho rằng viên quan coi ngục đang có âm mưu gì. Huấn Cao cũng nghĩ đến việc viên quan coi ngục hạ độc mình trong những rượu thịt mang đến nhưng ông không sợ vì khi ông đã xác định vào đây thì cũng sẽ bị chết chỉ là sớm hay muộn thôi. Thế cho nên cứ mang đến thì Huấn Cao lại ăn uống no say. Viên quan coi ngục như ngỏ ý mình, ông quan tâm hỏi han Huấn Cao thì Huấn Cao lại đáp lại bằng những câu nói và ánh mắt khinh bỉ như đuổi viên quan coi ngục ra khỏi mình. Có thể nói trong chính Huấn Cao ông không hề mảy may đến những quan tâm đặc biệt của viên quản ngục một chút nào. Trong cái nhà ngục tối tăm ấy Huấn Cao khinh thường tất cả cái gì là của triều đình phong kiến lạc hậu. Và chính thế mà viên quan coi ngục kia cũng không thể nào mà có thể lọt qua mắt hay làm động lòng của người anh hùng ấy.
Qua đây ta thấy như vậy khi mới đến ngục thì Huấn Cao không có một chút chú ý nào đến những người quanh đây mà cụ thể là viên quan coi ngục. Đó là một thái độ khinh bỉ của Huấn Cao dành cho viên quan ngục. vậy thì khi hiểu ra thì thái độ của Huấn Cao với viên quan kia như thế nào?.
Sau bao lâu Huấn Cao đã làm cho viên quản ngục thấy buồn may thay có thầy thơ lại nói cho Huấn Cao hiểu chứ không thì Huấn Cao sẽ đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Chữ Huấn Cao rất quý vì thế ông vốn khoảnh ngoài bạn thân ra thì ông cho ai chữ bao giờ. Thế nhưng khi nghe thầy thơ lại nói về tâm tư nguyện ước của viên quan coi ngục thì Huấn Cao bằng lòng cho ngay. Nghe chuyện mà Huấn Cao không khỏi thốt lên “ Suýt chút nữa thì ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Từ câu nói đó ta có thể thấy thái độ của Huấn Cao với viên quan coi ngục đã khác đi. Huấn Cao không còn khinh bỉ nữa mà còn trân trọng những con người thiên lương như thế.
Khi ông quyết định cho chữ, ba người trong phòng giam với sự đối lập của không gian và cảnh tượng cho chữ vẻ đẹp như thăng hoa. Và cũng chính vì thế mà con người cũng gần nhau hơn. Huấn Cao không còn miệt thị khinh bỉ viên quan coi ngục nữa mà ông lại gần viên quan hơn. Ông dậm tô nét chữ để tặng cho viên quan ngục như chính lời mà ông muốn dành cho viên quan coi ngục. Không những thế khi cho chữ xong thì Huấn Cao còn khuyên viên quan coi ngục nên về quê nếu cứ ở đây thì mất cái thiên lương trong sáng ấy mất. Có thể thấy Huấn Cao đang coi viên quan coi ngục như những người thân, người bạn của mình mà khuyên thật lòng.
Qua đây ta thấy qua những hoàn cảnh khác nhau Huấn Cao biểu thị thái độ của mình với viên quan coi ngục rất rõ. Đó không chỉ là những thái độ mà nó còn thể hiện những ý nghĩa nhất định. Mà tiêu biểu trong những ý nghĩa đó là sự trân trọng thiên lương của người xưa.
Bài mẫu 3: Phân tích thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với viên quản ngục trong Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Bài làm
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” được rút trong tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, là một tác phẩm thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Huấn Cao, đặc biệt là diễn biến tâm lí, thái độ của Huấn Cao đối với viên quản ngục.
Tác giả Nguyễn Tuân đã khắc họa hình tượng nhân vật Huấn Cao là một người anh hùng đầu đội trời chân đạp đất, văn võ song toàn và đặc biệt là có tài viết chữ đẹp, thiên lương trong sáng. Ông có lòng nhân ái bao la, không cam chịu sự áp bức bóc lột của gia cấp phong kiến tàn bạo nên đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa, tuy nhiên khởi nghĩa không thành công, nên ông đã bị triều đình bát giam, chịu án tử hình. Chính nơi ngục tù là nơi gặp gỡ giữa 2 nhân vật đại diện: một bên là đại diện cho chính quyền phong kiến thối nát – viên quản ngục, một bên là kẻ nổi loạn bất mãn với cường quyền, xã hội ấy – người tử tù Huấn Cao.
Trên bình diện xã hội họ chính là thù địch với nhau. Biết rõ sự đối lập đó nên Huấn Cao đã không tiếc sự coi thường, khinh rẻ viên quản ngục, tưởng rằng viên quản ngục cũng chỉ là lũ xấu xa, bảo thủ. Ngờ đâu con người ấy lại có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, có sở thích cao quý và có tâm nguyện rất lớn đối với tài viết chữ của ông Huấn. Sau khi hiểu được điều đó ở viên quản ngục, Huấn Cao đã thay đổi thái độ, trước ông khinh miệt bao nhiêu thì nay lại cảm kích bấy nhiếu, ông không những quyết định cho chữ viên quản ngục mà còn dành cho những lời khuyên răn của một nhà Nho chân chính đối với viên quản ngục.
Lần đầu tiên Huấn Cao đứng trước uy quyền của nhà lao, ông vẫn tỏ ra đầy khí thế và hiên ngang, giữ thái độ bình thản, coi thường bằng những hành động đầy thách thức: “Rỗ mạnh gông, cúi đầu thúc mạnh đầu thang xuống đất đánh thuỳnh một cáo” phá đi sự trang nghiêm của chốn ngục tù. Tuy ở trong nhà lao rồi nhưng ông biết rõ thân phận của mình, không chịu khúm núm, nhún nhường với những kẻ tàn bạo, xấu xa. Trong suốt thời gian được viên quản ngục “biệt đãi” vì lòng mến chữ, nhưng ông lại “khing miệt đến điều”, xúc phạm viên quản ngục mà chẳng đếm xỉa tới sự trả thù, vẫn rất ung dung, bình thản. Thái độ ấy của Huấn Cao đối với viên quản ngục là tất yếu, bởi Huấn Cao chưa nhận ra tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao mang trong mình nhân cách và khí phách của một người anh hùng, ông coi viên quản ngục là kẻ tiểu nhân, tay sai cho chính quyền phong kiến tàn lụi mà ông căm ghét: tất cả bọn chúng đều đáng khinh và đáng coi thường mà thôi. Về sau, Huấn Cao đã cảm thấy ân hận, cảm động mà nói “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi”, “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Chính vì lí đó mà Huấn Cao vốn chỉ cho chữ những người mà ông coi là tri kỉ thì nay ông đã dành tặng nét chữ cuối đời cho viên quản ngục, xem viên quản ngục trở thành tri kỉ của mình. Khuyên răn viên quản ngục nên từ bỏ chốn lao tù này để bảo vệ được cái đời lương thiện. Cái đẹp có thể sinh ra ở nơi bẩn thỉu, nơi của các ác nhưng không thể để nó sống chung với cái ác. Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao với viên quản ngục thực ra không bất ngờ hay phi lí, bởi thực tế Huấn Cao là người khí phách hiên ngang nhưng viên quản ngục cũng không hoàn toàn xấu xa, ông vẫn giữ được một “thiên lương trong sáng”, họ tri âm với nhau bởi lòng yêu mến và tôn sùng cái đẹp. Trong nhân cách Huấn Cao con là người tinh tế, độ lượng, biết trọng người có thiên lương, nơi ngục từ, và trong những giây phút cuối đời, nào ngờ đâu ông lại được gặp một tâm hồn tri âm, tri kỉ. Qua diễn biến tâm lí của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khẳng định: cái đẹp, cái thiện có thể sinh ra từ cái ác – xấu nhưng không thể sống chung với nó và cái đẹp có thể cảm hóa con người.
Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một hình ảnh Huấn Cao vừa cao ngạo vừa bất khuất, chân tình và tài hoa, vừa biết trọng những tấm lòng thiên lương con người. Điều đó đã khẳng định sự thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và một lần nữa ca ngợi phong cách nghệ thuật tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân.