Đề 4: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

Văn 11 bài viết số 6 - Đề 4: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông. Sau đây, ConKec gửi đến bạn đọc những bài văn mẫu hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo.


Dàn ý chung

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề an toàn giao thông: là mối quan tâm chung của toàn xã hội

2. Thân bài:

Thực trạng tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay

  • Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước
  • Không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.

Hậu quả của tai nạn giao thông:

  • Gây nhiều thiệt hại về người và của: để lại thương tật vĩnh viễn hoặc có thể cướp đi mạng sống của nạn nhân
  • Để lại nhiều đau thương, mất mát cho gia đình các nạn nhân

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

  • Người tham gia giao thông chưa chấp hành, tuân thủ các quy định
  • Thiếu hiểu biết về luật giao thông
  • Cơ sở vật chất còn hạn chế

Hành động của tuổi trẻ để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

  • Tìm hiểu về các quy định an toàn giao thông ở trường lớp
  • Chấp hành đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định khi tham gia giao thông
  • Tuyên truyền cho mọi người về ý thức khi tham gia giao thông

3. Kết bài: Khẳng định vai trò của thanh niên trong công cuộc góp phần cải thiện an toàn giao thông

Bài mẫu 1: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Bài làm

Trong vài năm trở lại đây, tình hình tai nạn giao thông luôn diễn biến phức tạp, đặc biệt là có chiều hướng gia tăng. Nó trở thành một trong những vấn đề nóng, bức thiết được xã hội quan tâm nhất hiện nay. Vậy chúng ta với cương vị người học sinh ngồi trên ghế nhà trường phải làm gì để đảm bảo an toàn giao thông?

Hàng ngày chúng ta lưu thông trên đường vẫn thường thấy biển hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. Vậy an toàn giao thông ở đây là gì? Đó là việc chấp hành nghiêm chỉnh những luật lệ giao thông để mang đến sự an toàn cho bản thân và cộng đồng. Thế nhưng dường như việc bất chấp luật lệ vẫn diễn ra hàng ngày và gây nên những hậu quả vô cùng đau đớn. Theo thống kê của tổ chức an toàn giao thông quốc gia, mỗi ngày trên khắp cả nước có tới 33 người chết vì va quệt giao thông. Đây là những con số biết nói, đáng báo động đối với tình hình giao thông của nước nhà.

Tai nạn giao thông không chỉ gây nên nỗi đau về thể xác mà nó còn là ám ảnh về tinh thần đối với nhiều người. Những gia đình có nạn nhân chết do tai nạn giao thông để lại một nỗi đau vô cùng lớn và sâu sắc. Bố mất con, vợ mất chồng, con mất cha mẹ… chưa kể những người phải mang bất hạnh suốt đời bởi khiếm khuyết cơ thể, bại liệt, tâm thần….

Tai nạn giao thông hiện nay do cả nguyên nhân do chủ quan và khách quan gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ ý thức của con người chiếm vai trò quan trọng nhất. Không phải ngẫu nhiên mà tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều mà nó bắt nguồn từ việc thiếu hiểu biết luật lệ và ý thức bất cần của người điều khiển phương tiện giao thông. Hiện tượng phóng nhanh vượt ẩu, lấn làn, vượt đèn tín hiệu, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển phương tiện khi có rượu bia ngày càng nhiều…. Họ coi thường tính mạng của bản thân cũng như người ngồi sau vô lăng của mình. Ngoài ra,  sự bất cập trong cơ sở hạ tầng giao thông như đường sá kém chất lượng cũng là một yếu tố dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng gia tăng. Những đoạn đường chỉ toàn ổ gà, ôm cua hiểm trở làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển....dấn đến nhiều câu chuyện tai nạn giao thông đau lòng.

Tai nạn giao thông gây nên không chỉ gây thiệt hại về người, sức khỏe ...mà nó  còn làm cản trở bước phát triển của xã hội. Một bài toán đặt ra cho mọi người đó là những nạn nhân của tai nạn giao thông nếu không thiệt mạng sẽ để lại rất nhiều những di chứng như khuyết tật, ảnh hưởng đến não bộ, và dần dần mất khả năng lao động....và rồi họ vô tình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Để rồi, khi không còn cách nào khác để cứu vớt họ nhà nước phải trích quỹ phụ cấp, chúng ta lại tăng thêm gánh nặng để bù đắp cho những thiếu hụt này. Nền kinh tế không những không phát triển mà thậm chí còn bị thụt lùi nghiêm trọng. Đó là chưa kể những mặt trái nó mang lại như tình trạng tắc đường, kẹt xe, móc túi, cướp giật mà nó gây ra cho xã hội. 

Chính vì thế ngay bây giờ Nhà nước các cơ quan cấp ngành càng phải đẩy mạnh công cuộc tuyên truyền giáo dục chấp hành luật giao thông. Học sinh sinh viên những thế hệ chủ nhân tương lại của đất nước cần phải hiểu rõ vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo an toàn giao thông. Bằng những việc làm cụ thể như: chấp hành nghiêm túc luật an toàn giao thông đường bộ, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không điều khiển phương tiện giao thông khi chưa có bằng lái, không dàn hàng hai hàng ba.... Ngoài ra thì học sinh, sinh viên cũng chính là những người đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền luật an toàn giao thông đến với cộng đồng, người thân của mình. Trên thực tế những học sinh tham gia vào đội tình nguyện bảo đảm an toàn giao thông đã có đóng góp vô cùng to lớn trong việc giảm thiểu ùn tắc, xử lí vi phạm an toàn giao thông.

Đối với nhà trường cần đưa việc tuyên truyền trật tự an toàn giao thông vào nội quy của trường học, đưa nó trở thành một nội dung  đánh giá đạo đức học sinh. Thực hiện nghiêm chỉnh các đợt giảng dạy về an toàn giao thông, lồng ghép nó trong những bài học. Đưa an toàn giao thông vào trong những bài giảng ngoại khóa, chính khóa. Đối với những học sinh các lớp các cấp cần phải triển khai các chương trình giáo dục “An toàn giao thông” cho các em. Để các em biết cách bảo vệ mình và người thân khi điều khiển phương tiện giao thông.

Những năm gần đây an toàn giao thông đang là điểm nóng được mọi người chú ý. Bởi lẽ nó không chỉ gây thiệt hại về người và của mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội. Việc tìm hiểu luật an toàn giao thông chính là một cách để chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình và làm cho xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp và văn minh hơn.

Bài mẫu 2: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Bài làm

Hằng ngày, trên các trang báo lớn, chúng ta lại xót xa khi đọc những thông tin về tai nạn giao thông, những tai nạn thương tâm mà không chỉ để lại di chứng cho nạn nhân mà còn khiến bao gia đình phải đau khổ. Đã đến lúc mỗi người chúng ta phải kiên quyết hơn, phải có những giải pháp triệt để để giảm thiểu số lượng tai nạn giao thông, hướng đến một xã hội an toàn và văn minh hơn.

Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu “an toàn giao thông” là gì? An toàn là bình yên trọn vẹn, không xảy ra bất kì sơ suất gì ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh. Thế nào là an toàn giao thông? Là những người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật giao thông, không để xảy ra bất cứ tai nạn nào ảnh hưởng đến tính mạng đến của cải vật chất của bản thân mình và của người khác.

Tình trạng giao thông hiện nay ở nước ta đang diễn ra phức tạp với những biểu hiện mất an toàn tăng cao. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 20.280 vụ tai nạn giao thông. rong đó, bao gồm 9.770 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 10.310 vụ va chạm giao thông, làm 8.279 người chết; 5.587 người bị thương và 11.453 người bị thương nhẹ. Bình quân 1 ngày trong năm 2017, trên địa bàn cả nước xảy ra 55 vụ tai nạn giao thông, gồm 27 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 28 vụ va chạm giao thông, làm 23 người chết, 15 người bị thương và 32 người bị thương nhẹ. Hiện nay dang diễn ra một thực trạng là phần lớn học sinh tham gia giao thông có ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng quy định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông...; phụ huynh lấn chiếm lòng đường để đưa đón học sinh vẫn tái diễn. Một số em chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe trên 50 phân khối đến trường. Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện, mô tô và vượt đèn đỏ khi đi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu..., đi tắt bục, dàn hàng ngang trên đường, đi sai làn đường uống rượu bia trước khi tham gia giao thông, sử dụng điện thoại khi đi xe...

Vì sao bài toán an toàn giao thông ngày càng trở nên nan giải? Vậy nguyên nhân ở đây là gì? Có hai yếu tố cần bàn ở đây: khách quan và chủ quan. Khách quan là những yếu tố từ bên ngoài, bản thân luật giao thông hiện nay vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Vì thế, người dân đôi khi vẫn vô tư dàn hàng chạy xe, bán hàng lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự tình hình giao thông. Ngoài ra, cơ sở vật chất không được đảm bảo. Những con đường đầy ổ gà, lồi lõm, khiến nhiều xe bị lật bánh, dẫn đến tai nạn thương tâm. Là đường liên tỉnh, đường quốc lộ nhưng chỗ này đống đất, chỗ kia đống cát. Đường làm cả năm bảy năm chưa xong. Nhưng quan trọng hơn cả là nguyên nhân chủ quan đến từ người tham gia giao thông. Nhiều người bất chấp tất cả, lao đèn vàng đèn đỏ, uống rượu say xỉn khi lái xe. Lại có người ngủ gật, không đủ tỉnh táo điều khiển xe máy, xe tải...  Bên cạnh đó cũng có không ít người không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những bạn học sinh còn đang độ tuổi học sinh: tay lái còn yếu, phản xạ còn kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn, có nhiều bạn học sinh hoặc các nhóm thanh niên mới lớn tổ chức đua mô tô, xe máy… gây mất trật tự trị an, nguy hiểm đến tính mạng những người xung quanh và cho ngay cả bản thân họ.

Những hành vi này cần bị xử phạt thật nặng, vì chúng sẽ gây ra hậu quả to lớn cho toàn xã hội. Nó dẫn đến thiệt hại lớn về người và của. Đó là thiệt hại về sinh mạng, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên, những bàn tay lao động. May mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời: bị mất đi một phần cơ thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật...  Hơn cả, không gì đau khổ hơn là mất mát về tinh thần, con mất cha, vợ mất chồng, cha mẹ mất con... cả một gia đình phải hứng chịu hậu quả nặng nề chỉ vì một phút không tập trung khi điều khiển phương tiện giao thông

Vậy, chúng ta phải làm gì để có thể cải thiện được tình hình này? Trước hết, cần phải tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông... Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...

Để có thể đảm bảo an toàn giao thông, có thể nói đó là con đường dài và cần nhiều nỗ lực. Nhưng tôi tin rằng, nếu mỗi người trong chúng ta có ý thức khi tham gia giao thông thì ngày mà giao thông Việt Nam trở nên an toàn và văn minh sẽ không còn xa nữa. Hãy cùng nhau sẻ chia thông điệp này: “Nhanh một phút, chậm một đời.”

Bài mẫu 3: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Bài làm

Xã hội càng phát triển, cơ sở hạ tẳng càng được nâng cao, đường càng đẹp càng rộng. Song, có một sự thật trớ trêu: đường càng được nâng cấp bao nhiêu thì số vụ tai nạn giao thông càng tăng bẩy nhiêu! Thực ra, đó cũng chỉ là một cách nói để phản ánh một thực tế: tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhồi của toàn xã hội.

Thực tế đau buồn đã phản ánh tâm quan trọng của vấn đề: Mỗi ngày qua ổi có tới 33 người chết và bị thương do tai nạn giao thông. Trong vài năm trở lại đây, trong chương trình “Chào buổi sáng” mới có chuyên mục “An toàn giao thông”. Đó là bởi tình hình tai nạn đã quá phố biến gây xôn xao trong dư luận. Từng ngày từng giờ, có tới hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt hại: Những vụ đâm tàu (ở Hà Nam, ở Quảng Bình,...) nhỮng tai nạn ô tô nghiêm trọng, phổ biển hơn là các tai nạn mô tô xe máy... tại các thành phổ lớn, khu dân cư đông đúc...

Tai nạn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mắt đi nhỮng người thân, xã hội mắt đi những thành viên, những bàn tay lao động. Những tưởng mắt đi vì bệnh tật, vì tuổi già đã đành một lẽ đó là tất yếu của tự nhiên, nhưng mắt ối vì tai nạn giao thông - vì chính con người và những phương tiện do con người tạo ra thì thật đau xót. Có người phải mang bắt hạnh suốt đời: bị mắt đi một phần cơ thê, bị liệt, phải sông đời sống thực vật,...

Tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết đó là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Không phải ngẫu nhiên mà số lượng tai nạn do mô tô, xe máy gây ra là phố biến. Vì sự tiện ích và dễ điều khiển của phương tiện này. Vậy là người người dùng xe máy, nhà nhà dùng xe máy. Nhưng có mây ai đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô, xe máy ta có thể chỉ ra 80% lượng người tham gia giao thông vi phạm. Chưa hết, khi đi đường, họ cũng bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai nạn, mà tai nạn hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái”: lạng lách, vượt đèn,... là chuyện cơm bữa. Rồi uống rượu, ngu gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi sau "vô lãng” của họ. Cũng cần chú ý đến số đổi tượng không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Nguy hiểm hơn có những cô cậu tuôi “choai choai" tổ chức đua mô tô, xe máy. Tai nạn xảy ra không chỉ cho họ mà cả những người vô tội khác.

Ở đất nước ta nói riêng, nhắc đến tai nạn còn cần đề cập đến nguyên nhân sự hiểu biết về luật giao thông đường bộ còn hạn chế và cơ sở vật chất chưa được đảm bảo.

Luật giao thông chưa được phố biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đường cao tốc, quốc lộ đễ... phơi! Họ vô tư không kém khi lái xe đạp sang phần đường của ô tô, xe máy vì... rộng và thoáng hơn! Nguy hiểm hơn, nhiều người dân có cả người lớn, cả trẻ em vặn trộm ốc ở đường ray xe lửa. Họ không hiểu được việc ấy gây nguy hiểm đến tính mạng của bao nhiêu người!

Cơ sở vật chất cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Phương tiện giao thông của chúng ta còn thiểu sót nhiều. Xe đạp không phanh đảo vành,... xe máy không đèn, hồng hóc đâu đó không phải là hiếm. Cùng với đó là hệ thống đường sá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lỗ vết “may vá” đắp đổi, lại có quãng xe đang lao nhanh chợt sa vào... hố! Chưa hết, báo chí vài năm nay còn xôn xao vì bài ca “đào lên lắp xuống” những con đường. Mang tiếng là đường liên tỉnh, đường quốc lộ nhưng chỗ này đồng đất, chỗ kia đống cát. Đường thi công cả năm bảy năm chưa xong. Mùa nóng thì bụi ngát trời, mùa mưa như sa vào đầm lây châu Mỹ! ôi, những con đường!

Ở nhiều nước phát triển, tình trạng tai nạn giao thông đã được giảm đến mức tối đa. Đó là nhờ họ biết xây dựng được cơ sở vật chất phục vụ giao thông tốt. Mặt khác, họ cũng xử lý chặt chố, nghiêm minh triệt để những vi phạm giao thông. Và quan trọng hơn cả, hệ thống Luật giao thông được phổ biến sâu rộng vào đời sống hàng ngày của người dân. Thành công của họ đã được chứng minh, chúng ta cũng nên học tập.

Xem thêm các bài Văn mẫu 11, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu 11 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Bài viết số 1

Bài viết số 2

Bài viết số 3

Bài viết số 5

Bài viết số 6

Tham khảo thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.