Câu 1: HIV có thể tấn công tế bào
- A. thần kinh
- B. niêm mạc ruột
-
C. limpho T4
- D. xương
Câu 2: Tuỳ thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành:
- A. quang ứng động, nhiệt ứng động, thuỷ ứng động, điện ứng động.
- B. ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng.
- C. hoá ứng động , ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương.
-
D. cả A và C
Câu 3: Hệ thần kinh dạng lưới được thấy ở
-
A. Ruột khoang
- B. Giun tròn
- C. Thân mềm
- D. Chân khớp
Câu 4: Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?
- A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ dịch mô.
- B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
-
C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
- D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ máu.
Câu 5: Hô hấp diễn ra mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây?
- A. Lúa đang trổ bông
- B. Lúa đang chín
-
C. Hạt lúa đang nảy mầm
- D. Lúa đang làm đòng
Câu 6: Cân bằng nước trong cây là
-
A. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
- B. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.
- C. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.
- D. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.
Câu 7: Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì
- A. Sinh vật sẽ sinh trưởng
- B. Sinh vật sẽ phát triển
-
C. Sinh vật sẽ chết.
- D. Sinh vật sẽ vận động và sinh sản.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng
- A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
-
B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
- C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
- D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 9: Tại sao nói giun đất là bạn nhà nông?
- A. Giun đất tăng độ thoáng khí cho đất.
- B. Giun đất làm tăng độ ẩm trong đất.
- C. Giun đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
-
D. Giun đất cộng sinh với hệ vi sinh vật vùng rễ.
Câu 10: Diều ở các loài động vật thuộc lớp chim được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
- A. Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.
- B. Diều được hình thành từ khoang miệng
-
C. Diều được hình thành từ thực quản
- D. Diều được hình thành từ dạ dày.
Câu 11: Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0.
- B. Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH.
- C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH.
-
D. Cả A, B và C
Câu 12: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với
- A. Sự chuyển hoá của sinh vật.
- B. Sự biến đổi các chất.
- C. Sự trao đổi năng lượng.
-
D. Sự sống của sinh vật.
Câu 13: Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?
-
A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
- B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
- C. Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
- D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
Câu 14: Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là?
- A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững
- B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
- C. Thường do vỏ não điều khiển
-
D. Cả 3 ý trên
Câu 15: Sơ đồ cho thấy một chiếc răng người có diện tích bị sâu. Điều gì có thể đã gây ra sự sâu răng?
- A. tiêu hóa răng của vi khuẩn
-
B. Một loại axit do vi khuẩn tiết ra
- C. dư thừa chất béo trong thức ăn
- D. thiếu chất xơ trong thức ăn
Câu 16: Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?
-
A. Vì một lượng CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi.
- B. Vì một lượng CO2 được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể.
- C. Vì một lượng CO2 còn lưu trữ trong phế nang.
- D. Vì một lượng CO2 thải ra trong hô hấp tế bào của phổi.
Câu 17: Cho các yếu tố sau:
1 – Độc lực
2 – Số lượng nhiễm đủ lớn
3 – Tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ
4 - Con đường xâm nhập thích hợp
Để gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần thỏa mãn mấy điều kiện?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 18: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?
- A. Điều hòa huyết áp.
- B. Cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ trong máu.
-
C. Điều hoà áp suất thẩm thấu.
- D. Điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu.
Câu 19: Ở cơ thể thực vật, loại tế bào nào sau đây có chứa ti thể với số lượng lớn?
- A. Tế bào già, tế bào trưởng thành
- B. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
- C. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
- D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết
Câu 20: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không có mao mạch?
-
A.Tôm sông
- B. Cá rô phi
- C. Ngựa
- D. Chim bồ câu