Trắc nghiệm ôn tập Quốc phòng an ninh 11 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……… là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu”.

  • A. Địa bàn phòng không nhân dân.
  • B. Thế trận phòng không nhân dân.
  • C. Lực lượng phòng không nhân dân.
  • D. Hoạt động phòng không nhân dân.

Câu 2: Trong thời bình, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân không được thành lập ở cấp nào sau đây?

  • A. Quân khu.
  • B. Tỉnh.
  • C. Huyện.
  • D. Xã, thôn.

Câu 3: Kẻ địch không thực hiện thủ đoạn nào sau đây khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam?

  • A. Tiến hành đánh phá đồng loạt, liên tục, ác liệt và chỉ diễn ra trong đêm tối.
  • B. Phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác.
  • C. Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công.
  • D. Tiến công từ nhiều hướng, từ xa; giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển.

Câu 4: Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân?

  • A. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
  • B. Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
  • C. Dân quân tự vệ và bộ đội chủ lực.
  • D. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Câu 5: Hoạt động phòng không nhân dân không bao gồm lực lượng chuyên môn nào sau đây?

  • A. Lực lượng trinh sát.
  • B. Lực lượng ngụy trang.
  • C. Lực lượng đánh địch.
  • D. Lực lượng công an.

Câu 6: Khi bắn liên thanh, tốc độ bắn của súng tiểu liên AK là

  • A. 40 phát/ phút.
  • B. 60 phát/ phút.
  • C. 80 phát/ phút.
  • D. 100 phát/ phút.

Câu 7: Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK là

  • A. 100 m.
  • B. 400 m.
  • C. 800 m.
  • D. 1000 m.

Câu 8: Súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bộ phận chính?

  • A. 9 bộ phận chính.
  • B. 10 bộ phận chính.
  • C. 11 bộ phận chính.
  • D. 12 bộ phận chính.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK?

  • A. Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo súng.
  • B. Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp.
  • C. Không cần khám súng trước khi tháo, lắp.
  • D. Dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác.

Câu 10: Động tác tháo súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bước?

  • A. 7 bước.
  • B. 8 bước.
  • C. 9 bước.
  • D. 10 bước.

Câu 11: Động tác tháo súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bước?

  • A. 7 bước.
  • B. 8 bước.
  • C. 9 bước.
  • D. 10 bước.

Câu 12: Điểm giống nhau giữa súng trường CKC và súng tiểu liên AK là gì?

  • A. Chỉ bắn được phát một.
  • B. Là loại súng nòng dài.
  • C. Bắn được liên thanh và phát một.
  • D. Là loại súng tự động và bán tự động.

Câu 13: So với súng tiểu liên AK, súng trường CKC có điểm gì khác biệt?

  • A. Dùng hỏa lực để tiêu diệt địch.
  • B. Có thể dùng lê và báng súng để đánh gần.
  • C. Loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.
  • D. Là súng bộ binh, được trang bị cho từng người.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của súng tiểu liên AK?

  • A. Dùng hỏa lực để tiêu diệt địch.
  • B. Có thể dùng lê, báng súng để đánh gần.
  • C. Là loại súng nòng dài, tự động và bán tự động.
  • D. Loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.

Câu 15: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về tính năng của thuốc nổ TNT?

  • A. Cháy trong không khí không nổ.
  • B. Dẻo, màu trắng đục, dễ nhào nặn.
  • C. Có dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt.
  • D. Vị đắng, khó tan trong nước, khói độc.

Câu 16: Những vật thể, phương tiện do con người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Vật cản.
  • B. Thuốc nổ.
  • C. Súng bộ binh.
  • D. Vũ khí tự tạo.

Câu 17: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……….. là hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng những hành vi vi phạm pháp luật, lệch chuẩn mực xã hội, chuẩn mực đạo đức, gây nguy hiểm cho xã hội”?

  • A. Tệ nạn xã hội.
  • B. Bạo lực gia đình.
  • C. Bạo lực học đường.
  • D. Tội phạm hình sự.

Câu 18: Tệ nạn mại dâm là các hành vi

  • A. sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật về ma tuý.
  • B. mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
  • C. tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội.
  • D. lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

Câu 19: Tệ nạn cờ bạc là các hành vi

  • A. sử dụng trái phép chất ma tuý, nghiện ma tuý, vi phạm pháp luật về ma tuý.
  • B. mua dâm, bán dâm và các hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm.
  • C. tin vào những điều mơ hồ dẫn đến cuồng tín, hành động trái với chuẩn mực xã hội.
  • D. lợi dụng trò chơi để cá cược, sát phạt được thua bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

Câu 20: Câu ca dao “Bạc ba quan tha hồ mở bát/ Cháo ba đồng chê đắt không ăn” phản ánh về loại tệ nạn xã hội nào dưới đây?

  • A. Tệ nạn ma túy.
  • B. Tệ nạn cờ bạc.
  • C. Tệ nạn mại dâm.
  • D. Tệ nạn mê tín dị đoan.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm quốc phòng an ninh 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm quốc phòng an ninh 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.