Câu 1: Súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh được gọi là
-
A. súng bộ binh.
- B. súng thần công.
- C. súng thần cơ.
- D. súng hỏa mai.
Câu 2: Điểm giống nhau giữa súng trường CKC và súng tiểu liên AK là gì?
- A. Chỉ bắn được phát một.
-
B. Là loại súng nòng dài.
- C. Bắn được liên thanh và phát một.
- D. Là loại súng tự động và bán tự động.
Câu 3: So với súng tiểu liên AK, súng trường CKC có điểm gì khác biệt?
- A. Dùng hỏa lực để tiêu diệt địch.
- B. Có thể dùng lê và báng súng để đánh gần.
-
C. Loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.
- D. Là súng bộ binh, được trang bị cho từng người.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của súng tiểu liên AK?
- A. Dùng hỏa lực để tiêu diệt địch.
- B. Có thể dùng lê, báng súng để đánh gần.
- C. Là loại súng nòng dài, tự động và bán tự động.
-
D. Loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.
Câu 5: Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK có thể chứa được bao nhiêu viên đạn?
-
A. 30 viên đạn.
- B. 35 viên đạn.
- C. 40 viên đạn.
- D. 45 viên đạn.
Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……. là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ”.
- A. Vũ khí.
-
B. Vật liệu nổ.
- C. Công cụ hỗ trợ.
- D. Vũ khí quân dụng.
Câu 7: Hành vi: không kê khai, đăng kí đầy đủ các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền… sẽ bị xử phạt theo hình thức nào sau đây?
-
A. Xử phạt vi phạm hành chính.
- B. Phạt cải tạo không giam giữ.
- C. Phạt tù không thời hạn.
- D. Phạt tù có thời hạn.
Câu 8: Hành vi: cưa cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn. quả nổ, ngư lôi, thuỷ lôi và các loại vũ khí khác trái phép… sẽ bị xử phạt theo hình thức nào sau đây?
-
A. Xử phạt vi phạm hành chính.
- B. Phạt cải tạo không giam giữ.
- C. Phạt tù không thời hạn.
- D. Phạt tù có thời hạn.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong thực hiện pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?
- A. Giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan có thẩm quyền.
- B. Tích cực, chủ động nghiên cứu và thực hiện quy định của pháp luật.
- C. Tố giác và kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
-
D. Che dấu hành vi vi phạm pháp luật của người thân, bạn bè.
Câu 10: Chủ thể nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?
- A. Anh K tự chế tạo súng hoa cải để săn bắt thú rừng.
-
B. Ông V tự giác giao nộp súng săn cho cơ quan công an.
- C. Anh T sử dụng các loại mìn, thuốc nổ để đánh bắt cá.
- D. Bạn M và C mua vật liệu về tự chế tạo pháo nổ để bán.
Câu 11: Vật thể nào sau đây là vật che khuất?
-
A. Bụi cỏ rậm.
- B. Sân vận động.
- C. Mô đất.
- D. Mảng tường bê tông.
Câu 12: Trong quá trình lợi dụng vật che khuất, khi vận động hoặc khi ẩn nấp, tư thế của chiến sĩ đều phải
- A. thấp và to hơn vật lợi dụng.
-
B. thấp và nhỏ hơn vật lợi dụng.
- C. cao và to hơn vật lợi dụng.
- D. cao và nhỏ hơn vật lợi dụng.
Câu 13: Lợi dụng vật che đỡ nhằm mục đích nào sau đây?
- A. Nhanh chóng phát hiện chính xác vị trí của địch.
- B. Tránh đạn bắn thẳng, mảnh văng bom, đạn địch.
-
C. Phát hiện kẻ địch và chỉ mục tiêu chính xác.
- D. Khiến địch khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật.
Câu 14: Khi lợi dụng vật che đỡ để bắn súng, ném lựu đạn, làm công sự, thì vị trí lợi dụng chủ yếu là
- A. phía trước hoặc bên trái vật.
- B. phía trước hoặc bên phải vật.
- C. phía sau hoặc bên trái vật.
-
D. phía sau hoặc bên phải vật.
Câu 15: “Nhằm tránh địch phát hiện hoặc nếu có phát hiện thì khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật” - đó là mục đích khi thực hiện động tác nào sau đây?
-
A. Vượt qua địa hình trống trải.
- B. Nhìn, nghe, phát hiện địch.
- C. Lợi dụng vật che khuất.
- D. Lợi dụng vật che đỡ.
Câu 16: Trong mọi trường hợp, nếu nghe thấy tiếng súng các cỡ nổ liên tục, dồn dập, thì nơi đó
- A. chỉ có địch, không có ta.
- B. chỉ có ta, không có địch.
- C. không có ta và địch.
-
D. có ta và địch.
Câu 17: Nhìn, nghe là hành động nhằm
-
A. phát hiện để nắm chắc mọi tình hình trong chiến đấu.
- B. che đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng (bom, pháo, cối…)
- C. tạo thế vững vàng, dùng hỏa lực để tiêu diệt địch.
- D. giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp.
Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khi thực hiện động tác nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu?
-
A. Thực hiện trong đêm tối để tránh bị phát hiện.
- B. Tập trung tư tưởng, có ý thức cảnh giác cao.
- C. Hành động khôn khéo, bí mật, thận trọng.
- D. Phát hiện, báo cáo chính xác, kịp thời.
Câu 19: Vào ban ngày, nên chọn vị trí nhìn như thế nào?
- A. Nơi thấp, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng.
-
B. Nơi cao, kín đáo, có tầm nhìn xa và rộng.
- C. Nơi thấp, địa hình trống trải, tầm nhìn gần.
- D. Nơi cao, địa hình trống trải, tầm nhìn gần.
Câu 20: Khi đang vận động chủ yếu dùng cách nhìn như thế nào?
- A. Nhìn kĩ từ phải qua trái.
- B. Nhìn kĩ từ xa đến gần.
-
C. Nhìn lướt qua.
- D. Nhìn qua các vật phản chiếu.