Câu 1: Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK có thể chứa được bao nhiêu viên đạn?
-
A. 30 viên đạn.
- B. 35 viên đạn.
- C. 40 viên đạn.
- D. 45 viên đạn.
Câu 2: Động tác lắp súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bước?
-
A. 7 bước.
- B. 8 bước.
- C. 9 bước.
- D. 10 bước.
Câu 3: “Chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Vật cản.
-
B. Thuốc nổ.
- C. Súng bộ binh.
- D. Vũ khí tự tạo.
Câu 4: Điểm giống nhau giữa thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4 là gì?
- A. Có dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt, vị đắng.
- B. Nóng chảy ở 81 °C, chảy ở 310 °C, nổ ở 350 °C.
-
C. Đạn súng trường bắn xuyên qua không cháy, không nổ
- D. Có tính dẻo, nhào nặn dễ dàng; màu trắc đục, vị hơi ngọt.
Câu 5: So với thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4 có điểm gì khác biệt?
- A. Gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
- B. Vị đắng, khó tan trong nước.
- C. Dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt.
-
D. Màu trắng đục, vị hơi ngọt.
Câu 6: Chủ thể nào dưới đây không vi phạm pháp luật về quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ?
- A. Anh K tự chế tạo súng hoa cải để săn bắt thú rừng.
-
B. Ông V tự giác giao nộp súng săn cho cơ quan công an.
- C. Anh T sử dụng các loại mìn, thuốc nổ để đánh bắt cá.
- D. Bạn M và C mua vật liệu về tự chế tạo pháo nổ để bán.
Câu 7: Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống: T và K sinh ra và lớn lên trên địa bàn từng bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn chiến tranh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, T rủ K sau buổi học sẽ vào rừng để tìm kiếm đạn, mảnh bom,… mang về bán phế liệu lấy tiền giúp đỡ bố mẹ.
Câu hỏi: Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Lập tức đồng ý và rủ thêm nhiều người khác cùng tham gia cho vui.
- B. Từ chối, không can ngăn T vì việc đó không ảnh hưởng đến mình.
- C. Đồng ý và cùng T chuẩn bị các công cụ để thực hiện hành vi đó.
-
D. Từ chối, đồng thời khuyên ngăn T không nên thực hiện hành vi đó.
Câu 8: Loại vũ khí quân dụng nào dưới đây không được trang bị cho các đối tượng mà pháp luật quy định để thi hành công vụ?
- A. Súng ngắn.
- B. Súng tiểu liên.
- C. Súng trường.
-
D. Tên lửa phòng không.
Câu 9: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……. là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ”.
- A. Vũ khí.
-
B. Vật liệu nổ.
- C. Công cụ hỗ trợ.
- D. Vũ khí quân dụng.
Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “…….. là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn”.
-
A. Súng săn.
- B. Vũ khí thô sơ.
- C. Vũ khí thể thao.
- D. Vũ khí quân dụng.
Câu 11: Vật thể nào sau đây là vật che đỡ?
- A. Sân vận động.
- B. Bụi cỏ rậm.
-
C. Mảng tường bê tông.
- D. Mặt đường.
Câu 12: Nơi nào sau đây không phải là địa hình trống trải?
- A. Sân vận động.
-
B. Bụi cỏ rậm.
- C. Bãi phẳng.
- D. Bãi cát.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những yêu cầu khi lợi dụng địa hình, địa vật?
- A. Theo dõi được địch nhưng địch khó phát hiện ta.
-
B. Làm thay đổi hình dáng, màu sắc vật lợi dụng.
- C. Hành động phải bí mật, khéo léo, thận trọng.
- D. Tiện đánh địch nhưng địch khó đánh ta.
Câu 14: Lợi dụng vật che khuất nhằm mục đích nào sau đây?
- A. Tạo thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch.
- B. Tránh đạn bắn thẳng, mảnh văng bom, đạn địch.
-
C. Giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp.
- D. Khiến địch khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật.
Câu 15: Đối với vật che khuất không thật sự kín đảo, vị trí lợi dụng chủ yếu là
- A. phía trước.
-
B. phía sau.
- C. bên phải.
- D. bên trái.
Câu 16: Khi đang vận động chủ yếu dùng cách nhìn như thế nào?
- A. Nhìn kĩ từ phải qua trái.
- B. Nhìn kĩ từ xa đến gần.
-
C. Nhìn lướt qua.
- D. Nhìn qua các vật phản chiếu.
Câu 17: Khi làm nhiệm vụ canh gác, tuần tra, các chiến sĩ nên
- A. vừa đi vừa nhìn.
- B. kết hợp với nhiều đồng đội để quan sát kĩ lưỡng.
- C. nhanh chóng thay đổi các vị trí để tránh bị phát hiện.
-
D. dừng lại ở mỗi vị trí một khoảng thời gian phù hợp để quan sát.
Câu 18: Trường hợp vật chuẩn chưa được xác định trước, khi chỉ mục tiêu chúng ta cần phải làm gì?
-
A. Chọn địa hình, địa vật rõ rệt, gần mục tiêu làm chuẩn.
- B. Chọn những vật thấp, nhỏ, xa mục tiêu để làm chuẩn.
- C. Chọn địa hình, địa vật rõ rệt, xa mục tiêu làm chuẩn.
- D. Chọn những vật thấp, nhỏ, gần mục tiêu để làm chuẩn.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng yêu cầu khi truyền tin liên lạc, báo cáo?
- A. Nhanh chóng, chính xác, bí mật.
- B. Nhớ các kí hiệu, ám hiệu đã quy định.
-
C. Tự sáng tạo ra các kí hiệu, ám hiệu mới.
- D. Không để nội dung truyền tin rơi vào tay địch.
Câu 20: Khi hành quân, truyền tin vào ban ngày, nếu còn ở xa địch, các chiến sĩ có thể dùng lời nói để truyền tin, nhưng phải đảm bảo
-
A. ngắn gọn, rõ ràng, đủ và chính xác.
- B. diễn đạt dài, cụ thể và chính xác.
- C. diễn đạt bằng kí hiệu đã quy định.
- D. âm lượng lớn, diễn đạt dài, cụ thể.