Trắc nghiệm ôn tập Quốc phòng an ninh 11 cánh diều giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 11 giữa học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……… là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu”.

  • A. Địa bàn phòng không nhân dân.
  • B. Thế trận phòng không nhân dân.
  • C. Lực lượng phòng không nhân dân.
  • D. Hoạt động phòng không nhân dân.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của hoạt động phòng không nhân dân?

  • A. Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.
  • B. Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
  • C. Là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.
  • D. Khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về nguyên tắc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân?

  • A. Do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện.
  • B. Được tổ chức và điều hành tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.
  • C. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; theo sự chỉ huy và hướng dẫn của Bộ Công an.
  • D. Chuẩn bị từ thời bình và triển khai khi có biểu hiện, hành động xâm nhập của địch.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình?

  • A. Xây dựng công trình phòng không nhân dân.
  • B. Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân.
  • C. Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động.
  • D. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân.

Câu 5: Trong thời chiến, việc sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định được áp dụng đối vớ

  • A. các khu vực có nguy cơ kẻ địch tập trung lực lượng đánh phá.
  • B. học sinh, sinh viên ở những vùng có nguy cơ địch tập trung bắn phá.
  • C. lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân.
  • D. trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không.

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của súng tiểu liên AK?

  • A. Dùng hỏa lực để tiêu diệt địch.
  • B. Có thể dùng lê, báng súng để đánh gần.
  • C. Là loại súng nòng dài, tự động và bán tự động.
  • D. Loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.

Câu 7: Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK có thể chứa được bao nhiêu viên đạn?

  • A. 30 viên đạn.
  • B. 35 viên đạn.
  • C. 40 viên đạn.
  • D. 45 viên đạn.

Câu 8: Khi tháo súng tiểu liên AK, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự

  • A. từ trái qua phải.
  • B. từ phải qua trái.
  • C. từ trên xuống dưới.
  • D. từ dưới lên trên.

Câu 9: Động tác lắp súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bước?

  • A. 7 bước.
  • B. 8 bước.
  • C. 9 bước.
  • D. 10 bước.

Câu 10: “Chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Vật cản.
  • B. Thuốc nổ.
  • C. Súng bộ binh.
  • D. Vũ khí tự tạo.

Câu 11: Điểm giống nhau giữa thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4 là gì?

  • A. Có dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt, vị đắng.
  • B. Nóng chảy ở 81 °C, chảy ở 310 °C, nổ ở 350 °C.
  • C. Đạn súng trường bắn xuyên qua không cháy, không nổ.
  • D. Có tính dẻo, nhào nặn dễ dàng; màu trắc đục, vị hơi ngọt.

Câu 12: So với thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4 có điểm gì khác biệt?

  • A. Gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
  • B. Vị đắng, khó tan trong nước.
  • C. Dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt.
  • D. Màu trắng đục, vị hơi ngọt.

Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những cách thức hoạt động phổ biến của tội phạm?

  • A. Câu kết thành các băng nhóm, tổ chức.
  • B. Chỉ lưu động trên phạm vi xã, phường.
  • C. Sử dụng thủ đoạn giả mạo, gian dối.
  • D. Sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện.

Câu 14: Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm

  • A. pháp luật hình sự.
  • B. pháp luật dân sự.
  • C. pháp luật lao động.
  • D. pháp luật tố tụng.

Câu 15: Hành vi sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật sẽ bị xử phạt theo những hình thức nào?

  • A. Cảnh cáo hoặc phạt tiền.
  • B. Cảnh cáo, phạt tiền và phạt tử hình.
  • C. Cải tạo không giam giữ hoặc cảnh cáo.
  • D. Phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

Câu 16: Trong dịp Tết Nguyên đán, P rủ mấy bạn đến nhà đánh tú lơ khơ ăn tiền. Nếu nhận được lời mời của P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

  • A. Lập tức đồng ý đến nhà P chơi đánh bài ăn tiền.
  • B. Từ chối nhưng vẫn đến nhà P để xem các bạn chơi.
  • C. Từ chối và khuyên P không nên thực hiện hành vi đó.
  • D. Đồng ý và rủ thêm các bạn khác cùng tham gia cho vui.

Câu 17: Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi

  • A. tham gia hoặc tổ chức hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
  • B. dùng bói toán để thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên.
  • C. dùng bói toán, đồng bóng gây ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội.
  • D. sử dụng các hình thức mê tín dị đoan dẫn đến chết người.

Câu 18: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

  • A. Mua dâm; bán dâm và tổ chức hoạt động mại dâm.
  • B. Tố giác hành vi: mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm.
  • C. Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.
  • D. Cưỡng bức, môi giới mại dâm và bảo kê mại dâm.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn xã hội?

  • A. Học tập đầy đủ các nội dung giáo dục về phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • B. Tự giác thực hiện trách nhiệm công dân trong phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • C. Gương mẫu thực hiện quy định của pháp luật, quy tắc sinh hoạt cộng đồng.
  • D. Không tham gia hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do địa phương tổ chức.

Câu 20: Chủ thể nào dưới đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  • A. Chị V tố cáo với cơ quan công an về hành vi tổ chức đánh bạc của ông P.
  • B. Anh K lợi dụng việc kinh doanh dịch vụ massage để môi giới mại dâm.
  • C. Bạn K vận chuyển giúp ông C 200g ma túy để nhận 1 triệu đồng tiền công.
  • D. Bà S tung tin mình được “thánh cho ăn lộc” để tổ chức hoạt động bói toán.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm quốc phòng an ninh 11 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm quốc phòng an ninh 11 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.