Câu 1: Khi bắn liên thanh, tốc độ bắn của súng tiểu liên AK là
- A. 40 phát/ phút.
- B. 60 phát/ phút.
- C. 80 phát/ phút.
-
D. 100 phát/ phút.
Câu 2: Tầm bắn hiệu quả của súng tiểu liên AK là
- A. 100 m.
-
B. 400 m.
- C. 800 m.
- D. 1200 m.
Câu 3: Súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bộ phận chính?
- A. 9 bộ phận chính.
- B. 10 bộ phận chính.
-
C. 11 bộ phận chính.
- D. 12 bộ phận chính.
Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK?
- A. Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo súng.
- B. Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp.
-
C. Không cần khám súng trước khi tháo, lắp.
- D. Dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác.
Câu 5: Động tác tháo súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bước?
-
A. 7 bước.
- B. 8 bước.
- C. 9 bước.
- D. 10 bước.
Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “…….. là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn”.
-
A. Súng săn.
- B. Vũ khí thô sơ.
- C. Vũ khí thể thao.
- D. Vũ khí quân dụng.
Câu 7: “Vũ khí có cấu tạo, nguyên lí hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Súng săn.
-
B. Vũ khí thô sơ.
- C. Vũ khí thể thao.
- D. Vũ khí quân dụng.
Câu 8: “Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- A. Súng săn.
- B. Vũ khí thô sơ.
-
C. Vũ khí thể thao.
- D. Vũ khí quân dụng.
Câu 9: Loại vũ khí quân dụng nào dưới đây không được trang bị cho các đối tượng mà pháp luật quy định để thi hành công vụ?
- A. Súng ngắn.
- B. Súng tiểu liên.
- C. Súng trường.
-
D. Tên lửa phòng không.
Câu 10: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……. là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ”.
- A. Vũ khí.
-
B. Vật liệu nổ.
- C. Công cụ hỗ trợ.
- D. Vũ khí quân dụng.
Câu 11: “Nhằm tránh địch phát hiện hoặc nếu có phát hiện thì khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật” - đó là mục đích khi thực hiện động tác nào sau đây?
-
A. Vượt qua địa hình trống trải.
- B. Nhìn, nghe, phát hiện địch.
- C. Lợi dụng vật che khuất.
- D. Lợi dụng vật che đỡ.
Câu 12: Chủ yếu sử dụng động tác nào để vận động vượt qua địa hình trống trải?
- A. Lê cao.
- B. Lê thấp.
- C. Trườn.
-
D. Vọt tiến.
Câu 13: Vật thể nào sau đây là vật che khuất?
-
A. Bụi cỏ rậm.
- B. Sân vận động.
- C. Mô đất.
- C. Mảng tường bê tông.
Câu 14: Điểm giống nhau giữa vật che khuất và vật che đỡ là gì?
- A. Không thể chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng.
- B. Có sức chống đỡ đạn bắn thẳng, mảnh văng.
-
C. Là những vật có thể che dấu được hành động.
- D. Có thể gây khó khăn, thiệt hại cho đối phương.
Câu 15: Lợi dụng vật che khuất nhằm mục đích nào sau đây?
- A. Tạo thế vững vàng, dùng hỏa lực tiêu diệt địch.
- B. Tránh đạn bắn thẳng, mảnh văng bom, đạn địch.
-
C. Giữ kín hành động khi quan sát, vận động, ẩn nấp.
- D. Khiến địch khó phân biệt giữa ta và địa hình, địa vật.
Câu 16: Khi nhìn bằng các vật phản chiếu nên
- A. chọn nơi kín đáo và để mắt xa vật phản chiếu.
- B. chọn nơi trống trải và để mắt xa vật phản chiếu.
-
C. chọn nơi kín đáo và để mắt gần vật phản chiếu.
- D. chọn nơi trống trải và để mắt gần vật phản chiếu.
Câu 17: Khi thực hiện động tác nghe, nếu có những vật dẫn tiếng động tốt như: mặt đất rắn, mặt đường cái, đường ray xe lửa,... chúng ta nên
-
A. áp tai vào vật đó để nghe được rõ và xa.
- B. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.
- C. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.
- D. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.
Câu 18: Khi thực hiện động tác nghe, nếu cùng một lúc có nhiều tiếng động, chúng ta phải
- A. áp tai vào mặt đất để nghe được rõ và xa.
- B. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.
-
C. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.
- D. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.
Câu 19: Khi thực hiện động tác nghe, nếu gặp trường hợp mưa, gió, nhiều tiếng động ồn ào,… chúng ta có thể
- A. áp tai vào mặt đất để nghe được rõ và xa.
- B. vận dụng các phương tiện công nghệ để nghe.
- C. chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước.
-
D. dùng bàn tay làm phễu úp sát vào vành tai để nghe.
Câu 20: Trong mọi trường hợp, nếu nghe thấy tiếng súng các cỡ nổ liên tục, dồn dập, thì nơi đó
- A. chỉ có địch, không có ta.
- B. chỉ có ta, không có địch.
- C. không có ta và địch.
-
D. có ta và địch.