Câu 1: Bảng số liệu cung cấp thông tin về điều gì?
- A. Cách sắp xếp số liệu theo thời gian và không gian
- B. Ý nghĩa của các số liệu trong bảng
-
C. Nội dung chính được thể hiện trong bảng số liệu
- D. Cách đọc tên bảng số liệu
Câu 2: Bảng số liệu là tập hợp các số liệu của đối tượng được sắp xếp một cách khoa học theo cách nào?
-
A. Theo thời gian và không gian
- B. Theo thứ tự ngẫu nhiên
- C. Theo tần suất xuất hiện của các số liệu
- D. Theo sự lựa chọn của người tạo bảng
Câu 3: Thủ đô của Việt Nam là ?
-
A. Hà Nội
- B. Đà Nẵng
- C. Hồ Chí Minh
- D. Huế
Câu 4: Sơ đồ cung cấp thông tin về điều gì?
- A. Mô tả một sự vật
- B. Mô tả một hiện tượng
- C. Mô tả một quá trình
-
D. Xác định mối liên hệ giữa các nội dung trong sơ đồ
Câu 5: Ở phần khí hậu, em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?
-
A. Các mùa, nhiệt độ và lượng mưa.
- B. Hoạt động nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và hoạt động ngư nghiệp.
- C. Hoạt động nông-lâm-ngư nghiệp.
- D. Hoạt động công nghiệp dịch vụ.
Câu 6: Ở phần sông hồ, em sẽ tìm hiểu về những nội dung nào?
-
A. Có những sông, hồ nào? Nằm ở đâu?
- B. Hiện trạng môi trường hiện nay ở nước ta
- C. Hiện trạng môi trường hiện nay ở địa phương em
- D. Hiện trạng môi trường trên thế giới hiện nay
Câu 7: Có những dạng địa hình nào?
- A. Độ cao, độ dốc của núi
- B. Độ cao, các dạng đất
- C. Độ thấp, các dạng địa hình khác
-
D. Đồng bằng, cao nguyên, sa mạc, hoang mạc, khấp khểnh,…
Câu 8: Những hoạt động giúp em bảo vệ môi trường ở địa phương em
- A. Nếu tiện có thể xả rác xuống hồ.
- B. Không cần nhặt rác khi thấy rác trên đường.
- C. Có thể xả rác tùy tiện.
-
D. Không xả rác bừa bãi, không xả rác xuống ao, hồ, sông, suối, tuyên truyền cho mọi người về việc bảo vệ môi trường.
Câu 9: Khi đến tết hầu hết các hoạt động kinh doanh, buôn bán sẽ
- A. Không nghỉ
- B. Vẫn hoạt động bình thường
-
C. Ngừng nghỉ
- D. Không quan tâm
Câu 10: Danh nhân là gì?
- A. Là người được xứng danh
-
B. Người có danh tiếng và được xã hội công nhận
- C. Người không có danh tiếng
- D. Là người có danh phận
Câu 11: Bác Hồ là
- A. Người có danh
-
B. Danh nhân của nước Việt Nam
- C. Danh nhân
- D. Nhà văn hóa
Câu 12: 30/4 là ngày kỉ niệm
- A. Chiến thắng Điện Biên Phủ.
-
B. Giải phóng miền Nam.
- C. Chiến thắng giặc.
- D. Không kỷ niệm gì.
Câu 13: Người dân trong vùng Trung du và miền núi Bắc bộ gặp khó khăn do
-
A. Địa hình nguy hiểm
- B. Địa hình bằng phẳng
- C. Địa hình bị chia cắt
- D. Địa hình đẹp
Câu 14: Một số thiên tai thường xảy ra ở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là
- A. Lũ quét, ngập mặn.
-
B. Lũ quét, sạt lở đất.
- C. Nhiễm phèn.
- D. Hạn hán, sa mạc.
Câu 15: Một trong những biện pháp để phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là
- A. Phá rừng làm nương.
-
B.Trồng rừng và bảo vệ rừng.
- C. Xây thêm nhiều thủy điện.
- D. Làm khu du lịch.
Câu 16: 2 tỉnh có mật độ dân số từ 100 đến 200 người/km2 là
- A. Lào Cai, Hòa Bình
- B. Lào Cai, Quảng Ninh
- C. Yên Bái, Sơn La
-
D. Yên Bái, Lào Cai
Câu 17: 3 tỉnh có mật độ dân số trên 200 người/km2 giáp với nhau là
- A. Thái Nguyên, Hòa Bình, Quảng Ninh
- B. Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Ninh
-
C. Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
- D. Thái Nguyên, Hòa Bình, Quảng Ninh
Câu 18: Nơi nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc bộ?
-
A. Hà Nội
- B. Hòa Bình
- C. Lào Cai
- D. Phú Thọ
Câu 19: Vẻ đẹp của các ruộng bậc thang đã
- A. Thu hút nhiều nguồn nhân lực
- B. Thu hút nhiều nhà đầu tư
-
C. Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước
- D. Thu hút nhiều loài chim
Câu 20: Ruộng bậc thang ở đâu đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng?
- A. Quảng Ninh
- B. Phú Thọ
- C. Lạng Sơn
-
D. Hoàng Su Phì ( Hà Giang)