Câu 1: Alkane có CTPT C$_{5}$H$_{12}$ có bao nhiêu đồng phân?
- A. 1.
- B. 2.
-
C. 3.
- D. 4.
Câu 2: Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
-
A. CCl$_{4}$.
- B. CaC$_{2}$.
- C. CaCO$_{3}$.
- D. NaCN.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no?
- A. Phản ứng cộng.
- B. Phản ứng trùng hợp.
- C. Phản ứng oxi hoá - khử.
-
D. Phản ứng thế.
Câu 4: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?
-
A. C$_{3}$H$_{8}$.
- B. C$_{7}$H$_{16}$.
- C. C$_{8}$H$_{18}$.
- D. C$_{10}$H$_{22}$.
Câu 5: Số nguyên tử hydro trong phân tử propane là
- A. 4.
- B. 6.
-
C. 8.
- D. 10.
Câu 6: Chất nào sau đây là chất rắn, màu trắng?
- A. Benzene.
- B. Toluene.
- C. Styrene.
-
D. Naphthalene.
Câu 7: Số đồng phân cấu tạo alkene có công thức phân tử C$_{4}$H$_{8}$ là
- A. 4.
-
B. 3.
- C. 2.
- D. 1.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng về tính chất hoá học của alkane?
-
A. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là thế và tách.
- B. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là thế và tách.
- C. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.
- D. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.
Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH$_{3}$-C≡CH + AgNO$_{3}$ + NH$_{3}$ → X + NH$_{4}$NO$_{3}$. X có công thức cấu tạo là
- A. CH$_{3}$-CAg≡CAg.
-
B. CH$_{3}$-C≡CAg.
- C. AgCH$_{2}$-C≡CAg.
- D. CH$_{3}$-C≡CH.
Câu 10: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
- A. dd bromine.
- B. Br$_{2}$ (xt: Fe).
-
C. dd KMnO$_{4}$.
- D. dd Br$_{2}$ hoặc dd KMnO$_{4}$.
Câu 11: Sản phẩm chính trong phản ứng giữa but-1-ene với HBr là
- A. CH$_{3}$-CH$_{2}$-CHBr-CH$_{2}$Br.
- B. CH2Br-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$Br.
-
C. CH$_{3}$-CH$_{2}$-CHBr-CH$_{3}$.
- D. CH$_{3}$-CH=CH-CH$_{2}$Br.
Câu 12: Hợp chất X có công thức phân tử C$_{5}$H$_{12}$, khi tác dụng với chlorine (có chiếu sáng) tạo được bốn dẫn xuất thế monochlorine. X là
- A. pentane.
-
B. isopentane.
- C. neopentane.
- D. isobutane.
Câu 13: Phản ứng giữa toluene và chlorine khi được chiếu sáng tạo sản phẩm là
- A. p-chlorotoluene.
- B. m-chlorotoluene.
-
C. benzyl chloride.
- D. 2,4-dichlorotoluene.
Câu 14: Cho các chất sau: chloromethane, dichloromethane, trichloromethane và tetrachloromethane.
Số chất là sản phẩm của phản ứng xảy ra khi trộn methane với chlorine và chiếu ánh sáng tử ngoại là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
-
D. 4.
Câu 15: Cho alcohol có công thức cấu tạo sau:
Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là
-
A. 4-methylpentan-1-ol.
- B. 2-methylbutan-3-ol.
- C. 3-methylbutan-2-ol.
- D. 1,1-dimethylpropan-3-ol.
Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng đối với phản ứng cộng chlorine vào benzene?
- A. Khó hơn phản ứng cộng chlorine vào ethylene.
- B. Xảy ra với điều kiện ánh sáng tử ngoại và đun nóng.
- C. Sản phẩm thu được là 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane.
-
D. Tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng là 1:1.
Câu 17: Cho phản ứng hoá học sau:
C$_{2}$H$_{5}$−Br + NaOH $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ C$_{2}$H$_{5}$−OH + NaBr
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?
-
A. Phản ứng thế.
- B. Phản ứng cộng.
- C. Phản ứng tách.
- D. Phản ứng oxi hoá - khử.
Câu 18: Geraniol có mùi thơm của hoa hồng và thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa. Công thức của geraniol như bên:
Chọn phát biểu không đúng về geraniol.
- A. Công thức phân tử có dạng C$_{n}$H$_{2n-3}$OH.
- B. Tên của geraniol là cis-3,7-dimethylocta-2,6-dien-1-ol.
-
C. Geraniol là alcohol thơm, đơn chức.
- D. Oxi hoá geraniol bằng CuO, đun nóng thu được một aldehyde.
Câu 19: Một cửa hàng có 10 máy photocopy. Bình quân mỗi máy sử dụng liên tục 12 giờ/ngày. Trong một tháng (30 ngày), khối lượng cumene tối đa phát thải từ 1 000 cửa hàng có quy mô trên là bao nhiêu? Biết tỉ lệ phát thải của máy photocopy là 220 µg/h.
- A. 7,92 g
- B. 792 pg
-
C. 792 g
- D. 2460 g
Câu 20: Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ X cho thấy phần trăm khối lượng ba nguyên tố C, H và O lần lượt là 64,86%; 13,51% và 21,63%. Phổ MS của X được cho trên hình sau.
Tìm công thức phân tử của X.
- A. C$_{2}$H$_{6}$O
- B. C$_{3}$H$_{8}$O
-
C. C$_{4}$H$_{10}$O
- D. C$_{4}$H$_{6}$O$_{2}$