Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 1 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 11 cuối học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Điều nào sau đây đúng về tính chất hoá học của N2?

  • A. N$_{2}$ chỉ có tính khử.
  • B. N$_{2}$ chỉ có tính oxi hoá.
  • C. N$_{2}$ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.
  • D. N$_{2}$ có tính acid.

Câu 2: Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là

  • A. liên kết cộng hoá trị. 
  • B. liên kết kim loại.
  • C. liên kết hydrogen.
  • D. liên kết ion.

 

Câu 3: Phương trình mô tả sự điện li của NaCl trong nước là

  • A. NaCl(s) $\overset{H_{2}O}{\rightarrow}$ Na(aq) + Cl(aq)
  • B. NaCl(s) $\overset{H_{2}O}{\rightarrow}$ Na$^{+}$(g) + Cl$^{-}$(g)
  • C. NaCl(s) $\overset{H_{2}O}{\rightarrow}$ Na$^{+}$(aq) + Cl$^{-}$(aq)
  • D. NaCl(s) $\overset{H_{2}O}{\rightarrow}$ Na(s) + Cl(s)

Câu 4: Phương pháp chiết là sự tách chất dựa vào sự khác nhau

  • A. về kích thước phân tử.
  • B. ở mức độ nặng nhẹ về khối lượng.
  • C. về khả năng bay hơi.
  • D. về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 5: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng?

  • A. Al.     
  • B. Zn.   
  • C. Na.       
  • D. Cu.

Câu 6: Giả sử các dung dịch sau đều có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

  • A. KOH.
  • B. Ba(OH)$_{2}$.
  • C. NH$_{3}$.
  • D. NaCl.

Câu 7: X là một hợp chất của sắt, khi hòa tan hết X trong dung dịch HNO$_{3}$ đặc nóng dư, thấy thoát khí NO$_{2}$. Vậy X là

  • A. Fe(NO$_{3}$)$_{3}$.
  • B. Fe(OH)$_{3}$.
  • C. Fe$_{2}$O$_{3}$.
  • D. Fe$_{3}$O$_{4}$.

Câu 8: Hợp chất thuộc loại chất điện li mạnh là

  • A. CH$_{3}$COOCH$_{3}$.
  • B. C$_{2}$H$_{5}$OH.
  • C. H$_{2}$O.
  • D. KCl.

Câu 9: Một dung dịch có [OH$^{-}$] = 0,5.10$^{-10}$M. Môi trường của dung dịch là

  • A. acid.
  • B. base.
  • C. trung tính.
  • D. không xác định.

Câu 10: Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?

  • A. Nước và dầu ăn.  
  • B. Bột mì và nước.
  • C. Cát và nước.  
  • D. Nước và rượu.

Câu 11: Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?

  • A. Ba(OH)$_{2}$ và NH$_{4}$Cl.
  • B. Na$_{2}$CO$_{3}$ và CaCl$_{2}$.
  • C. NH$_{4}$Cl và AgNO$_{3}$.
  • D. KOH và H$_{2}$SO$_{4}$.

Câu 12: Xét ba yêu cầu: 

(a) không hòa tan tạp chất; 

(b) không có tương tác hoá học với chất kết tinh; 

(c) dễ bay hơi, dễ kiếm, rẻ tiền. 

Trong ba yêu cầu này, có bao nhiêu yêu cầu là cần thiết đối với dung môi được lựa chọn trong phương pháp kết tinh?

  • A. 0.
  • B. 1.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 13: Cho các phản ứng hoá học sau:

(1) S + O$_{2}$ → SO$_{2}$

(2) S + 3F$_{2}$ → SF$_{6}$

(3) S + Hg → HgS

(4) S + 6HNO$_{3}$ → H$_{2}$SO$_{4}$ + 6NO$_{2}$ + 2H$_{2}$O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

  • A. 3.   
  • B. 2.         
  • C. 4.    
  • D. 1.

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi mô tả về base yếu?

  • A. Trong dung dịch nước, không phân li hoàn toàn ra OH$^{-}$.
  • B. Có khả năng nhận H$^{+}$.
  • C. Dung dịch nước của chúng dẫn điện.
  • D. Có khả năng cho H$^{+}$.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ammonia?

  • A. Trong công nghiệp, ammonia thường được sử dụng với vai trò chất làm lạnh (chất sinh hàn).
  • B. Do có hàm lượng nitrogen cao (82,35% theo khối lượng) nên ammonia được sử dụng làm phân đạm rất hiệu quả.
  • C. Phần lớn ammonia được dùng phản ứng với acid để sản xuất các loại phân đạm.
  • D. Quá trình tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen là quá trình thuận nghịch nên không thể đạt hiệu suất 100%.

Câu 16: Giá trị pH của một dung dịch tăng từ 3 lên 5. Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định sai?

(a) Nồng độ ion H$^{+}$ của dung dịch giảm 20 lần.

(b) Nồng độ ion OH$^{-}$ của dung dịch khi pH = 5 là 10$^{-9}$ M.

(c) Nồng độ ion H$^{+}$ của dung dịch khi pH = 3 là 10$^{-3}$ M.

(d) Dung dịch ban đầu là một acid có nồng độ 0,001 M.

(e) Dung dịch ban đầu là một base có nồng độ 0,001 M.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 17: Một dung dịch X thu được bằng cách thêm 50,0 mL dung dịch HBr 0,050 M vào 150,0 mL dung dịch HI 0,100 M. Tính pH của dung dịch X. Biết HBr và HI đều được coi là acid mạnh.

  • A. 1,06
  • B. 1,35
  • C. 2,6
  • D. 2,82

Câu 18: Hỗn hợp (X) gồm Mg và Fe$_{2}$O$_{3}$ có khối lượng 20 gam tan hết trong dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$ loãng thoát ra a L khí H$_{2}$ (đkc) và tạo thành dung dịch (Y). Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch (Y) và lọc kết tủa, tách ra nung đến khối lượng không đổi thu được 28 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp (X) là

  • A. 40%.     
  • B. 60%.       
  • C. 25%.       
  • D. 75%.

Câu 19: Phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen bằng quá trình Haber như sau:

Trong những phát biểu liên quan tới quá trình Haber sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(a) Là quá trình thuận nghịch nên tại thời điểm cân bằng, hỗn hợp trong buồng phản ứng gồm ammonia, nitrogen và hydrogen.

(b) Do ammonia dễ hóa lỏng hơn nên khi làm lạnh hỗn hợp sẽ tách được ammonia lỏng ra khỏi hỗn hợp khí.

(c) Nếu không sử dụng chất xúc tác thì không thể tạo thành ammonia.

(d) Nếu giảm áp suất của hệ thì phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận.

(e) Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Vì vậy, để phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận, cần phải giảm nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu giảm nhiệt độ xuống thấp thì tốc độ phản ứng lại nhỏ.

(g) Từ giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên và năng lượng liên kết H–H, N–H lần lượt là 436 kJ mol$^{-1}$ và 389 kJ mol$^{-1}$ sẽ xác định được năng lượng liên kết trong phân tử N$_{2}$ ở cùng điều kiện là 934 kJ mol$^{-1}$.

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 20: Cho hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo sau:

cc

X không chứa loại nhóm chức nào sau đây?

  • A. Alcohol.                    
  • B. Aldehyde.                  
  • C. Amine.                  
  • D. Carboxyl.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.