Câu 1: Sự chuyển dịch cân bằng là
- A. phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch.
- B. phản ứng trực tiếp theo chiều thuận.
-
C. chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.
- D. phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và chiều nghịch
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
- A. HCl.
-
B. CH$_{3}$COONa.
- C. KNO$_{3}$.
- D. C$_{2}$H$_{5}$OH.
Câu 3: Theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào sau đây là lưỡng tính?
-
A. H$_{2}$O
- B. NH$_{3}$
- C. NaOH
- D. Al
Câu 4: Mưa acid là hiện tượng
- A. Nước mưa có pH > 7
- B. Nước mưa có pH = 14
- C. Nước mưa có pH = 1
-
D. Nước mưa có pH < 5,6
Câu 5: Dạng hình học của phân tử ammonia là
- A. hình tam giác đều.
- B. hình tứ diện đều.
-
C. hình chóp tam giác.
- D. đường thẳng.
Câu 6: Ứng dụng nào sau đây không phải của nitrogen?
- A. Tạo khí quyển trơ (giảm nguy cơ cháy nổ)
- B. Tổng hợp ammonia
-
C. Sản xuất phân lân
- D. Tác nhân làm lạnh (bảo quản thực phẩm, mẫu vật sinh học…)
Câu 7: N$_{2}$ thể hiện tính khử trong phản ứng với
- A. H$_{2}$
-
B. O$_{2}$
- C. Li
- D. Mg
Câu 8: Phát biểu không đúng là
- A. Trong điều kiện thường, NH$_{3}$ là khí không màu, mùi khai
-
B. Khí NH$_{3}$ nhẹ hơn không khí
- C. Phân tử NH$_{3}$ chứa các liên kết cộng hóa trị không phân cực
- D. Khí NH$_{3}$ tan nhiều trong nước
Câu 9: Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen tồn tại chủ yếu ở dạng đồng vị nào sau đây?
- A. $^{12}N$.
- B. $^{13}N$.
-
C. $^{14}N$.
- D. $^{15}N$.
Câu 10: Tính base của NH$_{3}$ do
-
A. trên N còn cặp electron tự do
- B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
- B. NH$_{3}$ tan được nhiều trong nước
- D. NH$_{3}$ tác dụng với nước tạo NH$_{4}$OH
Câu 11: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO$_{3}$ và H$_{2}$SO$_{4}$ loãng giải phóng khí X (không màu, dễ hóa nâu trong không khí). Khí X là
-
A. NO
- B. NO$_{2}$
- C. N$_{2}$O
- D. NH$_{3}$
Câu 12: Quá trình đốt cháy hỗn hợp hơi nhiên liệu và không khí trong động cơ khi đánh tia lửa điện sinh ra khí NO, một tác nhân gây ô nhiễm không khí. Tên gọi của NO là:
- A. Ammonia.
- B. Nitrogen dioxide.
-
C. Nitrogen monoxide.
- D. Nitrogen.
Câu 13: Cho phương trình điện li:
$NH_{3}+H_{2}O\rightleftharpoons NH_{4}^{+}+OH^{-}$
Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base?
- A. CH$_{3}$COOH
- B. H$_{2}$O
- C. $NH_{4}^{+}$
-
D. OH$^{-}$
Câu 14: Cho phương trình:
$CH_{3}COOH+H_{2}O\rightleftharpoons CH_{3}COO^{-}+H_{3}O^{+}$
Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?
- A. CH$_{3}$COOH.
- B. H$_{2}$O.
- C. CH$_{3}$COO-
-
D. H$_{3}$O+
Câu 15: Cho các nhận định sau về cấu tạo phân tử nitric acid:
(a) Liên kết O – H phân cực về oxygen.
(b) Nguyên tử N có số oxi hóa là +5.
(c) Nguyên tử N có hóa trị bằng 4.
(d) Liên kết cho – nhận N → O kém bền.
Số nhận định đúng là
- A. 1.
- B. 2.
-
C. 3.
- D. 4.
Câu 16: Để xác định nồng độ của một dung dịch NaOH, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch NaOH này cần 12 mL dung dịch HCl. Nồng độ của dung dịch NaOH trên là
- A. 0,1.
- B. 1,2.
- C. 0,12.
-
D. 0,012.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(1) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.
(2) Phản ứng bất thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 1 chiều xác định
(3) Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.
(4) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.
(5) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.
Các phát biểu sai là:
- A. 1, 2, 3.
- B. 3, 4, 5.
-
C. 3, 5.
- D. 4, 5.
Câu 18: Cho cân bằng hóa học sau:
2NO$_{2}$ (khí màu nâu) ⇄ N$_{2}$O$_{4}$ (khí không màu) (∆H < 0)
Cho khí NO$_{2}$ vào một ống nghiệm đậy nắp kín ở 30$^{o}$C. Đợi một thời gian để các khí trong ống đạt trạng thái cân bằng. Sau đó, đem ngâm ống nghiệm này trong chậu nước đá 0$^{o}$C, thì sẽ có hiện tượng gì kể từ lúc đem ngâm nước đá?
- A. Màu nâu trong ống không đổi.
-
B. Màu nâu trong ống nhạt dần.
- C. Màu nâu trong ống đậm dần.
- D. Đáp án khác.
Câu 19: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch
NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 15 mL dung dịch NaOH. Xác định nồng độ của dung dịch HCl trên.
- A. 0,1M
- B. 0,05M
-
C. 0,15M
- D. 0,2M
Câu 20: Cho phản ứng thuận nghịch sau: H$_{2}$ (g) + I$_{2}$ (g) ⇌ 2HI(g)
Ở 430 °C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là: [H$_{2}$] = [I$_{2}$] = 0,107 mol/L; [HI] = 0,786 mol/L.
Nếu cho 2 mol H$_{2}$ và 2 mol I$_{2}$ vào bình kín dung tích 10 lít, giữ bình ở 430 °C thì nồng độ HI ở trạng thái cân bằng là bao nhiêu?
-
A. 0,3144 M
- B. 0,0428 M
- C. 0,107 M
- D. 1,572 M