Câu 1: Trong các dung dịch acid sau có cùng nồng độ 0,1 M, dung dịch nào có pH cao nhất?
-
A. HF.
- B. HCl.
- C. HBr.
- D. HI.
Câu 2: Phân tử nitrogen có cấu tạo là
- A. N=N
-
B. N≡N
- C. N-N
- D. N⟶N
Câu 3: Với một phản ứng thuận nghịch bất kì tại trạng thái cân bằng, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch
- B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi
-
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm
- D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra
Câu 4: Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO$_{3}$?
- A. Al, Cu.
-
B. Au, Pt.
- C. Mg, Au.
- D. Ag, Pt.
Câu 5: Ứng dụng của nitric acid là
- A. Bảo quản thực phẩm
- B. Làm chất làm lạnh
- C. Kích thích trái cây nhanh chín
-
D. Chế tạo thuốc nổ
Câu 6: Phú dưỡng là hiện tượng
-
A. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
- B. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng
- C. Ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng
- D. Ao, hồ thiếu quá nhiều các nguyên tố kim loại nặng
Câu 7: Khi nói về muối ammonium, phát biểu không đúng là
- A. Muối ammonium dễ tan trong nước.
- B. Muối ammonium trong nước là chất điện li mạnh.
- C. Muối ammonium kém bền với nhiệt.
-
D. Dung dịch muối ammonium có tính base.
Câu 8: Theo thuyết Bronsted – Lowry, dãy chất nào sau đây là acid?
- A. Fe$^{2+}$, HCl, $PO_{4}^{3-}$
- B. $CO_{3}^{2-},SO_{3}^{2-},PO_{4}^{3-}$
- C. Na$^{+}$, H$^{+}$, Al$^{3+}$
-
D. Fe$^{3+}$, Ag$^{+}$, H$_{2}$CO$_{3}$
Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
- A. Mg + 2HCl → MgCl$_{2}$ + H$_{2}$.
-
B. 2SO$_{2}$ + O$_{2}$ ⇌ 2SO$_{3}$.
- C. C$_{2}$H$_{5}$OH + 3O$_{2}$ $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2CO$_{2}$ + 3H$_{2}$O.
- D. 2KClO$_{3}$ $\overset{t^{o}}{\rightarrow}$ 2KCl + 3O$_{2}$.
Câu 10: Ở nhiệt độ thường, nitrogen kém hoạt động hóa học là do
- A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ
-
B. nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm
- C. phân tử nitrogen có liên kết ba khá bền
- D. phân tử nitrogen không phân cực
Câu 11: Nitric acid tinh khiết
-
A. Là chất lỏng màu vàng, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
- B. Là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
- C. Là chất lỏng màu lục nhạt, bốc khói mạnh trong không khí ẩm
- D. Là chất lỏng nâu đỏ, bốc khói mạnh trong không khí
Câu 12: Ammonia tan nhiều trong nước do
- A. NH$_{3}$ nhẹ hơn không khí
- B. NH$_{3}$ là phân tử không phân cực
-
C. Phân tử NH$_{3}$ phân cực, có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước
- D. NH$_{3}$ tồn tại ở trạng thái khí
Câu 13: Phản ứng nào sau đây nitrogen thể hiện tính khử?
-
A. N$_{2}$ + O$_{2}$ ⟶ 2NO
- B. N$_{2}$ + 3H$_{2}$ ⇄ NH$_{3}$
- C. N$_{2}$ + 6Li ⟶ 2Li$_{3}$N
- D. N$_{2}$ + 3Ca ⟶ Ca$_{3}$N$_{2}$
Câu 14: Thêm nước vào 10 mL dung dịch NaOH 1,0 mol/L, thu được 1000 mL dung dịch A. Dung dịch A có pH thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu?
-
A. pH giảm đi 2 đơn vị.
- B. pH giảm đi 1 đơn vị.
- C. pH tăng 2 đơn vị.
- D. pH tăng gấp đôi.
Câu 15: Một dung dịch có pH = 11,7. Nồng độ ion H$^{+}$ của dung dịch là
- A. 2,3M
- B. 11,7M
- C. 5,0.10$^{-3}$M
-
D. 2,0.10$^{-12}$M
Câu 16: Cho các nhận định sau về tính chất hóa học của nitric acid: (1) có tính acid mạnh; (2) có tính acid yếu; (3) có tính oxi hóa mạnh; (4) có tính khử mạnh.
Số nhận định đúng là
- A. 1.
-
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 17: Cho phản ứng hoá học sau: PCl$_{3}$ (g) + Cl$_{2}$ ⇌ PCl$_{5}$ (g)
Ở T °C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng như sau: [PCl$_{5}$] = 0,059 mol/L; [PCl$_{3}$] = [Cl$_{2}$] = 0,035 mol/L.
Hằng số cân bằng (K$_{C}$) của phản ứng tại T °C là
- A. 1,68.
-
B. 48,16.
- C. 0,02.
- D. 16,95.
Câu 18: Cho các phát biểu về nitrogen như sau:
(a) Trong hợp chất, các số oxi hóa thường gặp của nguyên tử nitrogen là -3, 0, +4, +5.
(b) Khí nitrogen kém hoạt động hóa học ở nhiệt độ thường.
(c) Nitrogen là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao.
(d) Trong tự nhiên, nitrogen chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
(e) Nitrogen là chất khí, không màu, tan ít trong nước.
Số phát biểu đúng là
-
A. 3.
- B. 2.
- C. 5.
- D. 4.
Câu 19: Cho phương trình sau: Fe + HNO$_{3}$ → Fe(NO$_{3}$)$_{3}$ + NO$_{2}$ + H$_{2}$O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là
- A. 10
- B. 12
-
C. 14
- D. 16
Câu 20: Cho nhiệt tạo thành chuẩn của SO$_{2}$ (g) và SO$_{3}$ (g) lần lượt là −296,8 kJ/mol và −395,7 kJ/mol.
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2SO$_{2}$ + O$_{2}$ ⇌ 2SO$_{3}$ là
- A. −98,9 kJ.
-
B. −197,8 kJ.
- C. 98,9 kJ.
- D. 197,8 kJ.