CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Triệu Đà xâm lược và biến Âu Lạc thành một bộ phận của Nam Việt vào năm nào?
-
A. 179 TCN.
- B. 178 TCN.
- C. 177 TCN.
- D. 176 TCN.
Câu 2: Triều đại phong kiến Phương Bắc đã thay nhau cai trị nước ta trong bao nhiêu năm?
- A. 1000 năm.
- C. 2000 năm.
-
B. Hơn 1000 năm.
- D. Hơn 2000 năm.
Câu 3: Mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập trong thời kì Bắc thuộc là cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Bà Triệu.
- C. Khúc Thừa Dụ.
- B. Mai Thúc Loan.
-
D. Hai Bà Trưng.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào?
- A. Năm 30.
-
B. Năm 40.
- C. Năm 50.
- D. Năm 60.
Câu 5: Chiến thắng nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc?
- A. Chiến thắng Như Nguyệt.
- B. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
-
C. Chiến thắng Bạch Đằng.
- D. Chiến thắng Đông Bộ Đầu.
Câu 6: Cuộc khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ diễn ra vào năm nào?
- A. 713.
- B. 722.
-
C. 905.
- D. 938.
Câu 7: Chiến thắng Bạch Đằng do ai lãnh đạo?
-
A. Ngô Quyền.
- C. Trần Thái Tông.
- B. Lê Đại Hành.
- D. Lý Thái Tổ.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cuộc đấu tranh trong thời kì Bắc thuộc?
- A. Mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- B. Chiến thắng Bạch Đằng đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
-
C. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra vào năm 938.
- D. Thời kì này có nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập đã nổ ra.
Câu 9: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không phải là cuộc khởi nghĩa giành độc lập thời kì Bắc thuộc?
-
A. Rạch Gầm – Xoài Mút.
- C. Mai Thúc Loan.
- B. Hai Bà Trưng.
- D. Bà Triệu
Câu 10: Nội dung nào dưới đây đúng với cuộc đấu tranh trong thời kì Bắc thuộc?
- A. Trận Như Nguyệt đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
- B. Chiến thắng ở Đông Bộ Đầu làm cho quân Nguyên Mông tháo chạy về Vân Nam.
- C. Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang khiến cho tướng nhà Minh hết hi vọng và quyết định giảng hòa với Lê Lợi.
-
D. Chiến thắng Bạch Đằng đã giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta.
Câu 11: Em hãy cho biết lời thề dưới đây của ai?
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng..”
-
A. Trưng Trắc.
- C. Bà Triệu.
- B. Trưng Nhị.
- D. Mai Thúc Loan.
Câu 12: Lý Bí lãnh đạo nhân dân phất cờ khởi nghĩa chống lại kẻ thù nào?
- A. Nhà Ngô.
- C. Nhà Thanh.
-
B. Nhà Lương.
- D. Nhà Minh.
Câu 13: Lý Bí có xuất thân như thế nào?
-
A. Trong một gia đình hào trưởng ở Phổ Yên.
- B. Trong một gia đình nhà Nho.
- C. Trong một gia đình đại quý tộc ở Mê Linh.
- D. Trong một gia đình nhà nông.
Câu 14: Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở đâu?
- A. Mê Linh.
- C. Phổ Yên.
-
B. Cửu Chân.
- D. Đường Lâm.
Câu 15: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Trong … của nhân dân ta xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng, tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng, Ngô Quyền,…
- A. cuộc đấu tranh chống quân Thanh.
- B. cuộc khởi nghĩa chống quân Nguyên – Mông.
- C. cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược.
-
D. cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc.
Câu 16: Khi nghe tin Dương Đình Nghệ bị giết, Ngô Quyền đã mang quân từ đâu ra Bắc?
- A. Cửu Chân.
- C. Phổ Yên.
-
B. Ái Châu.
- D. Bắc Sơn.
Câu 17: Tại sao lại nói: “Trận Bạch Đằng lịch sử vang dội đến ngàn thu”?
- A. Vì tài trí của Ngô Quyền còn lưu dấu ấn mãi về sau.
- B. Vì là cuộc chiến thắng đánh dấu tên tuổi của Ngô Quyền.
-
C. Vì đã mở ra thời kì độc lập của dân tộc.
- D. Vì là cuộc chiến trên sông đầu tiên của nước ta.
Câu 18: Điền dấu ba chấm “…” vào đoạn tư liệu dưới đây.
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí…, khẳng định sự trưởng thành về ý thức đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.
- A. thể hiện tinh thần học hỏi, vượt khó.
- B. thể hiện tư chất thông minh.
- C. thể hiện sự mưu trí, dũng cảm.
-
D. thể hiện lòng yêu nước.
Câu 19: Khi Lý Bí lên ngôi vua, ông đã đặt tên nước là gì?
- A. Đại Việt.
-
C. Vạn Xuân.
- B. Văn Lang.
- D. Nam Việt.
Câu 20: Vì sao nhân dân ta không ngừng vùng lên đấu tranh chống chế độ phong kiến Bắc thuộc?
-
A. Vì căm thù giặc sâu sắc chế độ tàn bạo của kẻ thù.
- B. Vì bị bóc lột theo kiểu địa tô phong kiến.
- C. Vì bị mất ruộng đất quá nhiều.
- D. Vì đời sống gặp nhiều khó khăn.
Câu 21: Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận những yếu tố tích cực của nền văn hóa Trung Quốc thời nào?
- A. Nhà Triệu.
-
C. Nhà Hán, Đường.
- B. Nhà Hán.
- D. Nhà Tống, Đường.