CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trung ương Đảng phát động lệnh Tổng khởi nghĩa khi nào?
- A. Sau khi Pháp rút khỏi nước ta.
-
B. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh.
- C. Sau khi nước ta nhận quân Liên Xô viện trợ.
- D. Sau khi Nhật bị Mĩ đánh chiếm.
Câu 2: Tổng khởi nghĩa năm 1945 đã giành thắng lợi trong bao nhiêu ngày?
- A. 13 ngày.
- B. 14 ngày.
-
C. 15 ngày.
- D. 16 ngày.
Câu 3: Cuộc mít tinh tại Hà Nội được tổ chức vào ngày bao nhiêu?
-
A. Ngày 19 – 8 – 1945.
- B. Ngày 18 – 8 – 1945.
- C. Ngày 17 – 8 – 1945.
- D. Ngày 16 – 8 – 1945.
Câu 4: Đến trưa, ngày 19 – 8 – 1945, đại diện Ủy ban khởi nghĩa đọc:
- A. Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến.
- B. Lời kêu gọi toàn dân đứng lên phất cờ khởi nghĩa.
- C. Lời kêu gọi toàn dân xóa nạn mù chữ.
-
D. Lời kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa đã giành chiến thắng hoàn toàn vào thời gian nào?
-
A. Tối, ngày 19 – 8 – 1945.
- B. Sáng, ngày 19 – 8 – 1945.
- C. Chiều, ngày 19 – 8 – 1945.
- D. Trưa, ngày 19 – 8 – 1945.
Câu 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:
- A. Một bước tiến quan trọng của nền kinh tế nước nhà.
-
B. Thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta.
- C. Giải phóng một nghìn năm đô hộ.
- D. Thắng lợi quan trọng trên con đường giải phóng dân tộc.
Câu 7: Cách mạng tháng Tám thành công đã có sự đóng góp của nhiều nhân vật lịch sử tiểu biểu là:
- A. Võ Thị Sáu, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện.
- B. Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Bá Ngọc, La Văn Cầu.
- C. Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Trực, Bế Văn Đàn.
-
D. Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp, Kim Đồng.
Câu 8: Đâu là ý đúng khi nói về cách mạng tháng Tám?
-
A. Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, Trung ương Đảng phát động lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- B. Khởi nghĩa giành thắng lợi trong 14 ngày.
- C. Thắng lợi tiêu biểu của Tổng khởi nghĩa là Huế ngày 24 – 8 – 1945.
- D. Thắng lợi tiêu biểu của Tổng khởi nghĩa là sài Gòn ngày 26 – 8 – 1945.
Câu 9: Quần chúng tiến hành biểu tình có sự hỗ trợ của ai?
- A. Các cán bộ, chiến sĩ.
- B. Thanh niên, sinh viên.
-
C. Đội tự vệ chiến đấu.
- D. Tri thức yêu nước.
Câu 10: Đâu là lí do cách mạng tháng Tám thành công?
-
A. Có sự đóng góp của nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu như Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp, Kim Đồng,…
- B. Quân dân ta trang bị đầy đủ vũ khí để chiến đấu.
- C. Tầng lớp nông dân đứng lên chiến đấu nhiều.
- D. Có nhiều đợt biểu tình nhỏ lẻ.
Câu 11: Nguyễn Ái Quốc về nước năm bao nhiêu?
- A. Năm 1940.
-
B. Năm 1941.
- C. Năm 1942.
- D. Năm 1943.
Câu 12: Sau khi về nước, Bác đã chọn căn cứ địa cách mạng ở đâu?
-
A. Pác Bó (Cao Bằng).
- B. Tân Trào (Tuyên Quang).
- C. Bắc Sơn (Lạng Sơn).
- D. Võ Nhai (Thái Nguyên).
Câu 13: Ông Ké có nghĩa là gì?
- A. Ông già cô đơn.
- B. Ông già tốt bụng.
- C. Ông già thông minh.
-
D. Ông già đáng kính.
Câu 14: Bác Hồ rời Pác Bó về Tân Trào vào thời gian nào?
- A. Tháng 4 – 1945.
-
B. Tháng 5 – 1945.
- C. Tháng 6 – 1945.
- D. Tháng 7 – 1945.
Câu 15: Vì sao Bác lại chọn Tân Trào làm căn cứ địa cách mạng?
- A. Vì vùng đất này ở nơi thâm sâu, bí hiểm khó bị phát hiện.
- B. Vì ở đây là trung tâm cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
-
C. Vì vùng đất này hội tụ đủ các yêu tố để xây dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa.
- D. Vì nơi đây đất lành chim đậu.
Câu 16: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về đến Hà Nội vào thời gian nào?
-
A. Ngày 25 – 8 – 1945.
- B. Ngày 26 – 8 – 1945.
- C. Ngày 27 – 8 – 1945.
- D. Ngày 28 – 8 – 1945.
Câu 17: Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập ở đâu?
- A. Làng Vạn Phúc.
- B. Tân Trào.
- C. Pác Bó.
-
D. 48 Hàng Ngang.
Câu 18: Uỷ ban dân tộc giải phóng do ai làm chủ tịch?
-
A. Hồ Chí Minh.
- B. Võ Nguyên Giáp.
- C. Phạm Văn Đồng.
- D. Trường Chinh.
Câu 19: Tình hình đất nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 được ví như hình ảnh:
- A. Nước sôi lửa nóng.
- B. Nước sôi lửa bỏng.
-
C. Ngàn cân treo sợi tóc.
- D. Trứng nước.