CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Lực lượng tiến hành xâm lược chiến tranh cục bộ là?
- A. Quân đội Sài Gòn, quân đội Mỹ, quân biệt kích.
- B. Quân đội Mỹ và quân đồng minh.
-
C. Quân đội Mỹ, quân đồng minh, quân đội Sài Gòn.
- D. Quân đội Mỹ, lính đánh thuê.
Câu 2: “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào do Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?
-
A. Chiến tranh đặc biệt.
- B. Chiến tranh cục bộ.
- C. Việt Nam hóa chiến tranh.
- D. Đông Dương hóa chiến tranh.
Câu 3: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mỹ?
- A. Trận Vạn Tường (18-8-1965).
- B. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972).
- C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).
-
D. Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968).
Câu 4: Mỹ đề ra “Kế hoạch Xtalây - Taylo” nhằm bình định toàn miền Nam trong vòng
-
A.18 tháng.
- B. 2 năm.
- C. 8 tháng.
- D. 12 tháng.
Câu 5: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” bằng thắng lợi nào?
- A. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
- B. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
-
C. Mỹ kí Hiệp định Pari năm 1973.
- D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975.
Câu 6: Lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam từ năm 1969 là
- A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
- B. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
-
C. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
- D. Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Câu 7: Thời gian diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 là
- A. tháng 1 – 1959.
-
B. tháng 7 – 1973.
- C. tháng 5 – 1945.
- D. tháng 3 – 1973.
Câu 8: Hội nghị lần thứ 21 (7-1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương kiên quyết đấu tranh trên những mặt trận nào?
-
A. Quân sự, chính trị, ngoại giao.
- B. Chính trị, ngoại giao.
- C. Quân sự, ngoại giao.
Câu 9: Nguyên nhân khách quan nào khiến Mỹ phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”?
- A. Sự thất bại của Mỹ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
-
B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam dâng cao ở Mỹ.
- C. Tác động của xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
- D. Tranh thủ mâu thuẫn trong khối các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 10: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7-1973) có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam?
-
A. Vạch ra những phương hướng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng miền Nam.
- B. Khẳng định con đường đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
- C. Xác định được kẻ thù của nhân dân miền Nam.
- D. Củng cố tinh thần, thúc đẩy nhân dân miền Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Câu 11: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) là
-
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
- B. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- C. Là nguồn cổ vũ với phong trào cách mạng thế giới.
- D. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Câu 12: Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đối với Việt Nam?
- A. Kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng.
-
B. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- C. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam.
- D. Mở ra kỉ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 13: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là
-
A. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- B. Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau của ba dân tộc Đông Dương.
- C. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm.
- D. Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 14: Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
-
A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
- B. Cố vấn Mỹ.
- C. Phương tiện chiến tranh của Mỹ.
- D. Ấp chiến lược.
Câu 15: “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?
- A. Cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo càn quét.
-
B. Phá ấp chiến lược.
- C. Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên.
- D. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
Câu 16: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào?
- A. Chiến dịch Tây Nguyên.
- B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
-
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 17 Trong những năm 1955-1975, nước nào đã viện trợ về kinh tế - kĩ thuật cho Việt Nam?
- A. Mỹ.
- B. Anh.
-
C. Liên Xô.
- D. Pháp.
Câu 18: Cách mạng tháng Tám 1945 và phong trào Đồng khởi 1960 ở Việt Nam đều
- A. Diễn ra khi những điều kiện khách quan và chủ quan đã chín muồi.
- B. Có hình thái tổng khởi nghĩa.
- C. Có sự kết hợp giữa tiến công quân sự và nổi dậy của nhân dân.
-
D. Có hình thái khởi nghĩa từng phần.
Câu 19: Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
- A. Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963).
- B. Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963).
-
C. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963).
- D. Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963).
Câu 20: Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là một bước lùi của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam?
-
A. Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt”.
- B. Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt.
- C. Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương.
- D. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để.