Câu 1: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm mục đích gì?
- A. Đánh đổ phong kiến, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- B. Đánh đổ phong kiến, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
- C. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
-
D. Đánh đuổi giặc Pháp, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu?
- A. Mục đích hoạt động đối ngoại là tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
-
B. Đầu năm 1905, đưa 200 thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường tư thục ở Trung Quốc.
- C. Tham gia liên minh giữa Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam.
- D. Tham giá Đông Á đồng minh.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh?
-
A. Cử người liên lạc với một số tổ chức như Công sứ Đức để tìm kiếm sự giúp đỡ.
- B. Mục đích hoạt động đối ngoại là vận động cải cách cho Việt Nam.
- C. Sang Pháp, tổ chức, đảng phái tiến bộ, gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp để phê phán chính quyền thực dân.
- D. Thành lập một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1911-1930)?
- A. Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hóa của Pháp và nhiều nước châu Âu.
- B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Hội Liên hiệp thuộc địa.
- C. Tích cực tham gia các hội nghị, đại hội của Quốc tế Cộng sản.
-
D. Quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930-1945)?
- A. Hoạt động chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát xít, tiến tới giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hòa bình.
- B. Lãnh đạo, tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ Liên Xô.
-
C. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc, Nhật Bản để chống Pháp, giành độc lập.
- D. Phối hợp với các tổ chức của người Pháp, người Hoa ở Đông Dương tiến hành quyên góp giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh ở Trung Quốc.
Câu 6: Trong những năm 1930-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là
- A. vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
- B. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
-
C. chống đế quốc và chống phong kiến.
- D. chống chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.
Câu 7: Mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương được xác định trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là
- A. đánh đổ đế quốc và phong kiến, thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân lao động.
- B. đánh đổ Nhật – Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
-
C. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương.
- D. tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, chia ruộng đất cho dân cày.
Câu 8: Điểm giống nhau cơ bản trong con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là
- A. cùng đi theo khuynh hướng phong kiến.
- B. cùng muốn cải cách, nâng cao dân trí, dân quyền.
-
C. cùng đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- D. cùng muốn dùng bạo lực để chống Pháp.
Câu 9: Đâu không phải là hình thức Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945?
- A. Mặt trận Việt Minh.
-
B. Mặt trận Liên Việt.
- C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
- D. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
Câu 10: Điểm khác biệt cơ bản giữa hai xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là gì?
- A. Bạo động vũ trang – cải cách xã hội.
- B. Nhờ Nhật để đánh Pháp – dựa vào Pháp để chống Nhật.
-
C. Cứu nước để cứu dân – cứu dân và cứu nước.
- D. Quân chủ chuyên chế dân chủ cộng hòa.
Câu 11: Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri là
- A. báo Nhân đạo.
- B. báo Đời sống nhân dân.
- C. báo Thanh niên.
-
D. báo Người cùng khổ.
Câu 12: Hình thức mặt trận được Đảng chủ trương thành lập ở Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939) là
- A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.
- B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- C. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
-
D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 13: Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- A. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
- B. Đánh dấu Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
-
C. Là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- D. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 14: Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội và chủ trương thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam là do ảnh hưởng của
- A. cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc.
- B. cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản.
-
C. cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
- D. cải cách của vua Ra-ma V ở Xiêm.
Câu 15: Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?
- A. Nhiệm vụ, mục tiêu.
-
B. Tính chất và hình thức hoạt động.
- C. Động lực cách mạng.
- D. Mối quan hệ quốc tế.
Câu 16: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra chủ yếu ở đâu?
-
A. Nhật Bản, Trung Quốc.
- B. Pháp, Trung Quốc.
- C. Pháp, Anh, Mỹ.
- D. Nhật Bản, Mỹ.
Câu 17: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu là
- A. thỏa hiệp với Pháp để được trao trả độc lập.
- B. tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật, giành độc lập dân tộc.
-
C. tìm kiếm sự giúp đỡ của Pháp, giành độc lập dân tộc.
- D. dùng cải cách kinh tế để nâng cao đời sống nhân dân.