Trắc nghiệm HĐTN 6 kết nối tri thức kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là nội dung chính công việc được xây dựng trong dự án ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung?

  • A. Cùng các bạn đến tham gia, xem mọi người thực hiện
  • B. Giao lưu với các bạn khác trong cộng đồng 
  • C. Thực hiện quyên góp quần áo, đồ dùng học tập ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung
  • D. Chỉ kêu gọi nhưng không ủng hộ

Câu 2: Tại sao gia đình bạn nên chung tay giúp cộng đồng?

  • A. Là hành động tốt
  • B. Lấp đầy thời gian rảnh rỗi một cách “khôn ngoan”
  • C. Có trách nhiệm hơn trong những việc làm của mình tại cộng đồng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Chúng ta nên vận động người thân, bạn bè không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ những động vật quý hiếm vì:

  • A. Để mọi người cần phải sống có trách nhiệm, hài hòa với thiên nhiên
  • B. Để mọi người có thái độ miệt thị, khinh bỉ với những người sử dụng
  • C. Để mọi người chuyển sang sử dụng đồ dùng mà nhà mình bán
  • D. Để mọi người sử dụng đồ dùng khác có nguồn gốc từ động vật không quý hiếm

Câu 4: Là học sinh lớp 6, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

  • A. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời 
  • gian cá nhân
  • B. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
  • C. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn
  • D. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh

Câu 5:  Biết cách kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, tổ chức xã hội cùng tham gia và ủng hộ Dự án vì cộng đồng, sẽ giúp:

  • A. Dự án trở nên khả thi, được thực hiện sâu và rộng hơn
  • B. Học sinh chúng ta rèn luyện được kĩ năng thuyết phục
  • C. Giúp chúng ta rèn luyện tinh thần nhân ái
  • D. Tất cả những tác động trên.
 

Câu 6: Thanh thiếu niên nhận chúng ta sẽ nhận được gì khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng?

  • A. Cảm thấy bản thân sống có ý nghĩa hơn
  • B. Hình thành các kỹ năng cho bản thân
  • C. Có thể đồng cảm, biết giúp đỡ người khác.
  • D. Tất cả các ý nghĩa trên.

Câu 7: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?

  • A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
  • B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
  • C. Sự khó chịu của mọi người.
  • D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.

Câu 8: Làm thế nào để đi chợ mua thực phẩm nấu ăn cho gia đình vừa ngon và mua được giá hợp lí?

  • A. quan sát thực phẩm, khảo giá ở các cửa hàng và biết mặc cả khi mua.
  • B. mẹ dặn mua đồ gì thì mua đó, không cần mặc cả.
  • C. mua thực phẩm nào cũng được, không cần xem trước khi mua
  • D. mua thực phẩm theo sở thích của mình.

Câu 9: Theo em, những hành vi thiếu văn minh có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Làm mất mĩ quan đô thị.
  • B. Gây ra tranh chấp, bất hoà giữa người với người.
  • C. Để lại ấn tượng xấu cho mọi người xung quanh.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Chủ động, tự giác làm việc nhà là biểu hiện: 

  • A. chăm chỉ, tự giác lao động
  • B. trách nhiệm, sự quan tâm và lòng yêu thương với gia đình.
  • C. phù hợp với lứa tuổi
  • D. thiếu sự quan tâm, yêu thương.

Câu 11: M đang ngồi ở trạm chờ xe bus thì có một bà lão xuất hiện. Vì đã hết chỗ ngồi nên bà chỉ có thể đứng chờ xe. M đeo tai nghe, cúi mặt xuống để giả vờ không nhìn thấy bà cụ? Em có đồng tình với hành động của M không?

  • A. Không đồng tình vì hành động của M thể hiện sự thiếu tôn trọng, không biết giúp đỡ người lớn tuổi.
  • B. Đồng tình vì số lượng ghế ở nhà chờ có hạn, ai đến trước thì người đó ngồi trước.
  • C. M làm như vậy là đúng vì M đã ngồi trước đó.
  • D. M coi như không nhìn thấy bà cụ trên xe.

Câu 12: Có bạn cho rằng: Công việc nhà là việc của người lớn, không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

  • A. Không đồng ý, vì việc nhà có thể lựa chọn làm phù hợp với lứa tuổi.
  • B. Đồng ý với ý kiến trên.
  • C. Lứa tuổi học sinh cần có sự giúp đỡ của người lớn.
  • D. Chỉ làm những việc mình thích.

Câu 13: Lễ hội chùa bái Đính là lễ hội hành hương ở đâu?

  • A. Ninh Bình
  • B. Nam Định
  • C. Hưng Yên
  • D. hải Dương

Câu 14: Chủ động tự giác làm việc nhà không chỉ giúp chúng ta:

  • A. nhanh tốn thời gian.
  • B. bận rộn hơn,
  • C. rèn luyện đức tính chăm chỉ lao động 
  • D. không thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ.

Câu 15: Lễ hội đền Trần  là lễ hội được tổ chức từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch ở đâu?

  • A. Ninh Bình
  • B. Nam Định
  • C. Hưng Yên
  • D. hải Dương

Câu 16: Khi giao tiếp với mọi người, em phải thể hiện như thế nào?

  • A. Nói thẳng, không cần giữ lịch sự, tế nhị
  • B. Không muốn nghe mọi người nói
  • C. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ, thân thiện
  • D. Chỉ trả lời ngắn gọn, trống không.

Câu 17: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của nước ta?

  • A. Quảng trường thời đại
  • B. Núi Phú Sĩ 
  • C. Thác bản dốc
  • D. Tượng nữ thần tự do

Câu 18  Khi giao tiếp với ông bà, bố mẹ cần phải:

  • A. Không nghe mọi người nói
  • B. Lắng nghe và trả lời lễ phép
  • C. Tỏ thái độ không muốn nghe.
  • D. Trả lời trống không

Câu 19: Cảnh quan thiên nhiên là:

  • A. niềm tự hào, là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cần giữ gìn và bảo vệ
  • B. những nơi có phong cảnh đẹp nhưng không có giá trị
  • C. những cảnh quan không có gì nổi bật
  • D. một phần không thể thiếu với con người.

Câu 20: Lời nói  không phù hợp, thân thiện khi giao tiếp với bạn bè:

  • A. Bạn xấu thế, nhìn không xinh đẹp.
  • B. Đừng buồn nữa bạn ơi!
  • C. Giọng nói của bạn rất hay.
  • D. Vui lên, mọi chuyện rồi sẽ qua.

Câu 21: Ở đâu có cảnh quan thiên nhiên đẹp sẽ:

  • A. làm cho nơi đó ô nhiễm môi trường
  • B. làm ảnh hưởng đến đời sống người dân
  • C. thu hút khách du lịch
  • D. tốn chi phí tu sửa.

Câu 22: Bố mẹ Hoa là công an nên thường xuyên vắng nha, không có nhiều thời gian để chăm sóc cho 2 chị em Hoa, nên Hoa rất buồn và giận bố mẹ. Nếu là Hoa, em sẽ làm như thế nào?

  • A. Nhẹ nhàng nói chuyện và bàn cách giải quyết với bố mẹ.
  • B. Tranh cãi với bố mẹ
  • C. Không nói chuyện với bố mẹ
  • D. Nói lớn tiếng với bố mẹ.

Câu 23: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường?

  • A. Thờ ơ, không quan tâm.
  • B. Giả vờ không nhìn thấy.
  • C. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 24: Việc làm nào sau đây  không nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

  • A. Lắng nghe suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề.
  • B. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau
  • C. Quát mắng, tranh cãi gay gắt.
  • D. Góp ý chân thành, quan tâm.

Câu 25: Bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên là

  • A. trách nhiệm của mọi người.
  • B. việc làm của những cán bộ
  • C. việc làm của chính phủ
  • D. trách nhiệm của các chú bảo vệ giữ gìn cảnh quan.

Câu 26:  Khi giải quyết vấn đề nảy sinh chúng ta cần chú ý:

  • A. trách mắng làm tổn thương người thân để lần sau không lặp lại vấn đề.
  • B. đem lại không khí hào thuận và không gây tổn thương cho người thân
  • C. gây mất đoàn kết trong gia đình
  • D. giải quyết cho xong vẫn đề.

Câu 27: Các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu mà chúng ta nên làm là gì?

  • A. Tiết kiệm điện, nước
  • B. Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả 
  • C. Khai thác những nguồn năng lượng an toàn với môi trường: mặt trời, gió, nhiệt,...
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 28: Yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, chăm sóc cha mẹ, người thân trong gia đình là:

  • A. trách nhiệm và bổn phận của con cái
  • B. việc không nên làm của con cái.
  • C. trách nhiệm và nghĩa vụ của xã hội
  • D. việc làm của những người lớn tuổi.

Câu 29: Khi bị ngập lụt, em cần làm gì?

  • A. Không làm gì cả.
  • B. Cần di chuyển nhanh đến nơi cao và vững chắc
  • C. Cố vượt qua khu vực ngập lũ
  • D. Không cần người trợ giúp

Câu 30: Hành động nào sau đây em không nên làm khi động viên, chăm sóc người thân trong gia đình?

  • A. Không hỏi thăm sức khoẻ mọi người thường xuyên
  • B. Chăm sóc các thành viên trong gia đình khi ốm đau
  • C. Quan tâm đến sở thích và cảm xúc của mọi người
  • D. An ủi khi người thân gặp chuyện không vui

Câu 31: Khi gặp mưa lũ, em cần chuẩn bị những gì cho bản thân?

  • A. Quần áo
  • B. Sách vở
  • C. Áo mưa, học bơi lội
  • D. Xem dự báo thời tiết

Câu 32: Hành động nào sau đây em cần thực hiện để động viên, chăm sóc người thân trong gia đình?

  • A. Không hỏi thăm sức khoẻ mọi người thường xuyên
  • B. Khi người thân bị ốm không cần phải chăm sóc
  • C. Quan tâm đến sở thích và cảm xúc của người thân
  • D. Không an ủi khi người thân gặp chuyện không vui

Câu 33: Đâu là khoản tiền mà một học sinh như em có thể nhận được?

  • A. Tiền mừng tuổi.
  • B. Tiền thưởng.
  • C. Tiền tiêu vặt.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Hoa đang cần mua 1 chiếc cặp sách để chuẩn bị năm học mới nhưng chỉ có 150 000đ, nên Hoa đã cùng mẹ tìm hiểu các cửa hàng với các mức giá:

- Cửa hàng số 1: 200 000đ

- Cửa hàng số 2: 180 000đ

- Cửa hàng số 3: 150 000đ

- Cửa hàng số 1: 140 000đ

Vậy nếu là Hoa em sẽ lựa chọn mua cặp sách ở của hàng nào để tiêts kiệm nhất

  • A. Cửa hàng số 1
  • B. Cửa hàng số 2
  • C. Cửa hàng số 3
  • D. Cửa hàng số 4

Câu 35: Đâu là cách sắp xếp nơi ở của em gọn gàng, ngăn nắp?

  • A. Gấp quần áo gọn gàng và xếp đúng nơi quy định.
  • B. Sau khi ngủ dậy không gấp chăn, màn
  • C. Phơi khô quần áo không cần cất giữ
  • D. Đồ dùng cá nhân dùng xong để mỗi nơi một đồ

Câu 36: Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của việc sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân?

  • A. bố trí, sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân ngăn nắp
  • B. thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng hằng ngày
  • C. mất thời gian sắp xếp.
  • D. không gian thoải mái và đẹp hơn

Câu 37: Khi đang ở nhà có dông, sét, em sẽ làm gì?

  • A. Vẫn tiếp tục di chuyển nhanh chóng ra đường.
  • B. Không sử dụng điện thoại và ngắt các thiết bị điện
  • C. Sử dụng các thiết bị điện.
  • D. Nhanh chóng di chuyển ra ngoài để thu dọn

Câu 38: Việc làm không nên khi sắp xếp nơi ở của em?

  • A. Gấp quần áo và cất đúng nơi quy định
  • B. Cất đồ dùng theo quy định để tiện sử dụng
  • C. Gấp chăn, gối sau khi ngủ dậy
  • D. Để đồ không cần quy định cho tiện lấy khi cần.

Câu 39: Khi đang đi đường có dông, sét, em sẽ làm gì?

  • A. Vẫn tiếp tục di chuyển nhanh chóng trên đường.
  • B. Trú ẩn tại các khu vực có cột điện
  • C. Trú ẩn tại các khu vực có cây cối to gần nhất
  • D. Nhanh chóng di chuyển đến nơi có nàh cửa để trú ẩn

Câu 40: Mỗi chúng ta hiểu rõ ý nghĩa của việc sắp xếp nơi sinh hoạt cá nhân để:

  • A. mất thời gian sắp xếp đồ dùng
  • B. tốn thêm diện tích để sắp xếp đồ dùng cá nhân
  • C. đồ dùng cá nhân tuỳ ý cho tiện sử dụng
  • D. bố trí, sắp xếp nơi ở của mình cho gọn gàng, ngăn nắp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ