Câu 1: Thiên tai là gì?
-
A. Là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường và các hoạt động kinh tế- xã hội.
- B. Là hiện tượng do con người gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường và các hoạt động kinh tế- xã hội.
- C. Là hiện tượng tự nhiên xảy ra có quy luật gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường và các hoạt động kinh tế- xã hội.
- D. Là hiện tượng do con người gây lên chỉ gây thiệt hại về tài sản, môi trường .
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là thiên tai?
- A. cháy rừng
-
B. động đất
- C. ô nhiễm nước sông
- D. chặt, phá rừng
Câu 3: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng Bão:
-
A. Gió xoáy mạnh kèm theo gió giật, mưa to, làm đổ cây cối, nhà cửa
- B. Nước dâng cao do mưa ở vùng đâù nguồn trong thời gian ngắn
- C. Nước dâng cao do mưa lũ, triều cường, nước biển dâng gây ra.
- D. Đất đá bị sạt lở, trượt do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy
Câu 4: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng dông, sét:
- A. Gió xoáy mạnh kèm theo gió giật, mưa to, làm đổ cây cối, nhà cửa
-
B. Tia chớp, sét chạy ngoằn ngoèo kèm theo tiếng sấm nổ rền vang, gió thổi mạnh và mưa to.
- C. Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng
- D. Nước dâng cao do mưa ở vùng đâù nguồn trong thời gian ngắn
Câu 5: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng lụt:
- A. Gió xoáy mạnh kèm theo gió giật, mưa to, làm đổ cây cối, nhà cửa
- B. Nước dâng cao do mưa ở vùng đâù nguồn trong thời gian ngắn
- C. Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng
-
D. Nước dâng cao do mưa lũ, triều cường, nước biển dâng gây ra.
Câu 6: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng hạn hán:
-
A. Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trơng thời gian dài, không có mưa
- B. Tia chớp, sét chạy ngoằn ngoèo kèm theo tiếng sấm nổ rền vang, gió thổi mạnh và mưa to.
- C. Đất đá bị sạt lở, trượt do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy
- D. Nước dâng cao do mưa ở vùng đâù nguồn trong thời gian ngắn
Câu 7: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng sạt lở đất
- A. Gió xoáy mạnh kèm theo gió giật, mưa to, làm đổ cây cối, nhà cửa
- B. Tia chớp, sét chạy ngoằn ngoèo kèm theo tiếng sấm nổ rền vang, gió thổi mạnh và mưa to.
-
C. Đất đá bị sạt lở, trượt do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy
- D. Nước dâng cao do mưa ở vùng đâù nguồn trong thời gian ngắn
Câu 8: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng động đất:
- A. Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trơng thời gian dài, không có mưa
- B. Tia chớp, sét chạy ngoằn ngoèo kèm theo tiếng sấm nổ rền vang, gió thổi mạnh và mưa to.
- C. Đất đá bị sạt lở, trượt do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy
-
D. Rung động đất mà có thể cảm nhận được, các trận động đất lớn làm phá huỷ nhà cửa, thiệt hại đến tính mạng con người.
Câu 9: Hiện tượng sạt lở đất thường xảy ra ở đâu?
-
A. ở vùng ven sông, núi , địa hình dốc do mưa lớn kéo dài
- B. ở các vùng đồng bằng rộng lớn
- C. ở biển khi có sóng thần
- D. ở các cao nguyên đá.
Câu 10: Dấu hiệu nhận biết hiện tượng sóng thần:
- A. Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trơng thời gian dài, không có mưa
- B. Tia chớp, sét chạy ngoằn ngoèo kèm theo tiếng sấm nổ rền vang, gió thổi mạnh và mưa to.
-
C. Sóng biển rất to, cao đến hàng chục mét do động đất ngầm dưới biển gây ra.
- D. Rung động đất mà có thể cảm nhận được, các trận động đất lớn làm phá huỷ nhà cửa, thiệt hại đến tính mạng con người.
Câu 11: Em tìm hiểu thời gian xảy ra bão và cấp độ của bão bằng cách nào là chính xác nhất?
-
A. Theo dõi dự bão thời tiết trên tivi hoặc đài
- B. Tìm hiểu thông tin trên các trang mạng
- C. Tìm hiểu qua bạn bè ở lớp
- D. Tìm hiểu qua mọi người xung quanh
Câu 12: Khi bão xảy ra, biện pháp nào sau đây không đảm bảo an toàn ch bản thân?
- A. Kiểm tra và ngắt các thiết bị điện.
- B. Nếu đang ở ngoài tìm chỗ trú ẩn an toàn
- C. Nếu đang ở nhà cần đóng chặt cửa và ở trong nhà
-
D. Đứng gần cây cối to, cột điện và sử dụng điện thoại để liên lạc.
Câu 13: Trước khi có bão xảy ra, sẽ làm gì để bảo vệ bản thân?
- A. Không cần chuẩn bị bất cứ thứ gì.
-
B. Cần gia cố nhà cửa, cây cối, dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc mem
- C. Chỉ cần chuẩn bị thuốc mem
- D. Chỉ cần chuẩn bị lương thực
Câu 14: Khi thấy biểu hiện có dông, sét, em sẽ làm gì?
- A. Đi ra ngoài thu dọn đồ đạc
- B. Vẫn sử dụng các thiết bị điện
-
C. Không nên ra đường, nếu đnag ở ngoài đường thì tìm nơi trú ẩn an toàn
- D. Đang di chuyển trên đường, trú tại các gốc cây gần nhất.
Câu 15: Khi bị ngập lụt, em cần làm gì?
- A. Không làm gì cả.
-
B. Cần di chuyển nhanh đến nơi cao và vững chắc
- C. Cố vượt qua khu vực ngập lũ
- D. Không cần người trợ giúp
Câu 16: Tìm hiểu hiện tượng mưa lũ bằng cách nào chính xác nhất?
-
A. Theo dõi dự báo thời tiết trên tivi hoặc đài
- B. Tìm hiểu thông tin trên các trang mạng
- C. Tìm hiểu qua bạn bè ở lớp
- D. Tìm hiểu qua mọi người xung quanh
Câu 17: Hiện tượng sạt lở đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ bản thân?
- A. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó
- B. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó
- C. Đến gần các khu vực đá trượt lở.
-
D. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền
Câu 18: Sau cơn bão, chúng ta cần làm gì?
-
A. Ở yên trong nhà đợi nước rút mới ra ngoài thu dọn.
- B. Ra thu dọn cây cối đổ, dây điện trong khi ngập nước.
- C. Lội nước để thu dọn đồ đạc
- D. Lội nước thu dọn các cột điện vị đổ
Câu 19: Khi có hiện tượng động đất, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bản thân?
- A. Vẫn tiếp tục ở trong nàh cho an toàn.
- B. Di chuyển ra khỏi nhà
-
C. Nhanh chóng di chuyển đến những nơi an toàn để ẩn nấp
- D. Chạy đến nơi có toà nàh cao tầng
Câu 20: Khi đang đi đường có dông, sét, em sẽ làm gì?
- A. Vẫn tiếp tục di chuyển nhanh chóng trên đường.
- B. Trú ẩn tại các khu vực có cột điện
- C. Trú ẩn tại các khu vực có cây cối to gần nhất
-
D. Nhanh chóng di chuyển đến nơi có nàh cửa để trú ẩn