Trắc nghiệm HĐTN 6 kết nối tri thức kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bạn A có khả năng hát rất hay nhưng bạn thường xuyên hát và bật đài rất to vào đêm khuya làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người xung quanh. Vậy khả năng của bạn A sẽ :

  • A. bị lên án
  • B. được tôn trọng
  • C. được trân trọng
  • D. được ủng hộ.

Câu 2: Ở nhà bạn Hoa nấu ăn rất ngon, được các thành viên trong nhà

  • A. khen ngợi và trân trọng khả năng của Hoa
  • B. không cho Hoa nấu ăn
  • C. không thích những món Hoa nấu
  • D. phê bình vì đáy không phải khả năng tốt.

Câu 3: Đâu không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị bản thân

  • A. Thể hiện những giá trị của bản thân đã phát hiện được trong cuộc sống.
  • B. Chia sẻ với cha mẹ, người thân về những giá trị của mình
  • C. Đề nghị gia đình tạo điều kiện giúp em thể hiện và phát huy giá trị bản thân
  • D. Không cần rèn luyện những giá trị bản thân

Câu 4: Tiến không bao giờ nói dối và chưa từng quay cóp trong học tập. Tiến từ chối nhận những gì mà tự cảm thấy mình không xứng đáng. Tiến là người:

  • A. vui vẻ
  • B. thật thà
  • C. vui tính
  • D. kiên nhẫn

Câu 5: Khi cô giáo chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho Lan hướng dẫn các bạn trong lớp học tập nên sau mỗi giờ học, Lan đã nhiệt tình hướng dẫn một số bạn chưa hiểu bài làm bài tập. Chứng tỏ Lan là người:

  • A. trách nhiệm và nhiệt tình
  • B. thể hiện bản thân 
  • C. làm với thái độ ép buộc
  • D. làm chỉ vì trách nhiệm

Câu 6: Hà là một bạn gái giàu tình cảm, dễ xúc động. Khi xem phim thấy những người gặp hoàn cảnh éo le, Hà khóc vì thương họ. Hà có đức tính gì?

  • A. giàu tình cảm, yêu thương mọi người
  • B. chân thành với mọi người
  • C. nhiệt tình với mọi người
  • D. giúp đỡ mọi người

Câu 7: Tại sao cần phải chăm sóc bản thân?

  • A. Làm cho đẹp hơn trong mắt mọi người.
  • B. Tạo cho mình sự tự tin 
  • C. Thể hiện sự tôn trọng bản thân
  • D. Tất cả những lí do trên.

Câu 8: Em tự giác và tích cực tham gia các hoạt đông thiện nguyện, thể hiện đức tính:

  • A. thật thà
  • B. khiêm tốn
  • C. yêu quý mọi người
  • D. thân thiện

Câu 9: Chế độ ăn uống như thế nào thể hiện tự chăm sóc bản thân?

  • A. Ăn đủ 3 bữa nhưng chỉ ăn rau
  • B. Ăn 2 bữa nhưng ăn nhiều thức ăn
  • C. Ăn đủ 3 bữa, đủ chất dinh dưỡng
  • D. Thực phẩm không cần quan trọng nguồn gốc.

Câu 10: Cần tự nhận thức được sự thay đổi của bản thân mình để làm gì?

  • A. Thay đổi bản thân theo ý thích của mình.
  • B. Giải quyết vấn đề theo tính chủ quan cá nhân.
  • C. Làm mới bản thân bằng những việc làm ngược với sự phát triển,
  • D. phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của bản thân.

Câu 11: Ngủ đủ từ 7- 8 tiếng/ngày, đi ngủ trước 23 giờ thể hiện:

  • A. Không biết chăm sóc bản thân
  • B. Nghỉ ngủ không đúng giờ
  • C. Tự chăm sóc bản thân
  • D. Ngủ nghỉ không khoa học.

Câu 12: Hằng ngày, cô giáo giao bài tập về nhà, Hằng luôn tự giác hoàn thành mà không cần đợi bố nhắc mới làm. Theo em bạn Hằng đã thể hiện thay đổi bản thân như thế nào?

  • A. Thay đổi cảm xúc
  • B. Tự giác học tập
  • C. Thay đổi diện mạo
  • D. Thay đổi tình cảm

Câu 13: Chăm sóc bản thân là việc làm cần thiết có tác dụng:

  • A. sự yêu quý, tôn trọng bản thân, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
  • B. phục vụ cho sở thích của mình.
  • C. làm ảnh hưởng thời gian của bản thân.
  • D. ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ.

Câu 14: Trong giờ kiểm tra, bạn Quân không làm được bài đã nhờ bạn Hoa cho chép nhưng Hoa không đồng ý nên bạn Quân đã giận và không chơi với Hoa nữa. Bạn Hoa đã gặp Quân và giải thích cho Quân hiểu về thiện ý việc làm của mình. Vậy theo em, Hoa đã thể hiện điều gì?

  • A. Tự giác học tập
  • B. Thay đổi tình cảm bạn bè
  • C. Giải quyết khúc mắc không theo cảm tính, chủ quan.
  • D. Ý thức trong sinh hoạt hằng ngày.

Câu 15: Khi đi đứng, cần rèn luyện tư thế:

  • A. khom người, hơi cúi về phái trước
  • B. tự tin, đẹp, thẳng người
  • C. hơi gù lưng vì sợ cao hơn mọi người
  • D. tự ti, lo sợ

Câu 16: Tham gia các hoạt động truyền thống của trường có tác dụng:

  • A. khám phá được các tài năng của mình
  • B. giúp em hiểu và tự hào về ngôi trường của mình.
  • C. bớt căng thẳng sau những giờ học.
  • D. tất cả các nội dụng trên.

Câu 17: Những người có vóc dáng gầy và cao nên chọn trang phục:

  • A. màu sáng, hoa văn to, vải bóng, xốp,…
  • B. màu sáng, hoa nhỏ, vải trơn
  • C. màu tối , hoa văn to, vải bóng
  • D. màu tối, hoa văn nhỏ, kẻ sọc,…

Câu 18: Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn Lan không tham gia vì không thích. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn Lan như thế naò?

  • A. Ủng hộ việc làm của Lan
  • B. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
  • C. Nói cho Lan hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên Lan cùng tham gia.
  • D. Không chơi với bạn Lan nữa.

Câu 19: Chủ nhật ở lớp tổ chức buổi lao động vườn trường, Hoa chưa biết lựa chọn trang phục nào cho phù hợp. Nếu em là Hoa em sẽ lựa chọn trang phục như thế nào?

  • A. Chọn trang phục váy ngắn, lộng lẫy
  • B. Mặc quần áo đồng phục
  • C. Chọn trang phục tối màu, dành riêng cho lao động
  • D. Chọn trang phục có màu sắc sặc sỡ, nhiều hoạ tiết

Câu 20: Nga và Hoa tranh cãi về một bài hát yêu thích, sau đó Nga và Hoa không chơi với nhau nữa. Em sẽ giúp hai bạn giải quyết khúc mắc như thế nào?

  • A. Tạo thêm mâu thuẫn cho hai bạn.
  • B. Khuyên hai bạn không chơi với nhau nữa để tranh hiểu lầm
  • C. Giải quyết khúc mắc cho xong chuyện.
  • D. Khuyên hai bạn nói chuyện, đặt địa vị của mình để hiểu bạn.

Câu 21: Khi thấy biểu hiện có dông, sét, em sẽ làm gì?

  • A. Đi ra ngoài thu dọn đồ đạc
  • B. Vẫn sử dụng các thiết bị điện
  • C. Không nên ra đường, nếu đnag ở ngoài đường thì tìm nơi trú ẩn an toàn
  • D. Đang di chuyển trên đường, trú tại các gốc cây gần nhất.

Câu 22: Hải và Nam chơi thân với nhau từ tiểu học. Nam rất ham chơi điện tử. Một lần, Nam rủ Hai đi chơi điện tử nhưng Hải không muốn đi. Nam nói: “Nếu cậu không đi chơi cùng tớ, tớ sẽ không chơi với câu nữa". Nếu là Hải, em sẽ làm gì?

  • A. Nói xấu Nam với các bạn và thầy cô
  • B. Không chơi với Nam nữa
  • C. Bảo vệ quan điểm và nói cho Nam hiểu tác hại của việc ham chơi điện tử
  • D. Tránh mặt Nam, không nói chuyện với Nam.

Câu 23: Sau cơn bão, chúng ta cần làm gì?

  • A. Ở yên trong nhà đợi nước rút mới ra ngoài thu dọn.
  • B. Ra thu dọn cây cối đổ, dây điện trong khi ngập nước.
  • C. Lội nước để thu dọn đồ đạc
  • D. Lội nước thu dọn các cột điện vị đổ

Câu 24: Minh và Thanh ngồi cạnh nhau. Trong giờ kiểm tra Toán, Minh không làm được bài nên muốn Thanh cho chép bài nhưng Thanh không đồng ý. Sau giờ kiểm tra, Minh nói xấu về Thanh với các bạn. Nếu em là Thanh em sẽ làm như thế nào?

  • A. Giải thích cho Minh và hiểu được thiện chí về việc làm của mình.
  • B. Đi nói xấu lại Minh với các bạn.
  • C. Cãi nhau với Minh và nói Minh lười học.
  • D. Im lặng và không chơi với Minh nữa.

Câu 25:  Khi gặp mưa lũ, em cần chuẩn bị những gì cho bản thân?

  • A. quần áo
  • B. sách vở
  • C. Áo mưa, học bơi lội
  • D. Xem dự báo thời tiết

Câu 26: Em đã học được từ các bạn trong việc thay đổi bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới như thế nào?

  • A. Phương pháp học các môn học mới.
  • B. Trêu trọc bạn để làm quen với bạn
  • C. Không cần học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị lướp trên.
  • D. Duy trì thói quen học tập cũ.

Câu 27: Hằng ngày, Mai phải đạp xe qua một cánh đồng để tới trường. Chiều nay, trong lúc đang đi học về, bất ngờ một cơn dông sét xảy ra. Nếu là Mai, em cần làm gì để tự bảo vệ bản thân?

  • A. Nhanh chóng di chuyển đến nơi có nhà ở để trú ẩn.
  • B. Tiếp tục di chuyển trên đường về nhà.
  • C. Tìm những nơi có cây lớn để trú ẩn
  • D. Trú ẩn tại các khu vực có cột điện

Câu 28: Em đã làm gì để thích nghi với môi trường học tập mới?

  • A. Chỉ chơi với những bạn đã biết từ Tiểu học.
  • B. Lo sợ, chưa chủ động làm quen với bạn và thầy cô giáo mới
  • C. Học theo phương pháp học đã có sẵn từ Tiểu học
  • D. Lập thời gian biểu và kế hoạch rèn luyện

Câu 29: Nhà Hà ở sát chân núi đất. Suốt tuần mưa to tầm tã không dứt khiến núi có nguy cơ bị sạt lở. Nếu là Hà, em sẽ cùng gia đình làm gì?

  • A. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó
  • B. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó
  • C. Đến gần các khu vực đá trượt lở.
  • D. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền

Câu 30: Việc làm nào học sinh lớp 6 không nên làm ở môi trường học tập mới?

  • A. Chủ động làm quen thầy cô, bạn bè mới.
  • B. Xín ý kiến tư vấn của cán bộ tư vấn học đường
  • C. Duy trì thói quen cũ dù không hiệu quả với môi trường mới.
  • D. Vượt qua rào cản tâm lí, chủ động thích nghi với môi trường mới.

Câu 31: Bố và mẹ bạn M xảy ra mâu thuẫn, giận nhau gần một tuần nay. Anh em M cũng vì thế mà thường xuyên phải ăn cơm một mình. M tỏ ra rất khó chịu, quyết định sang nhà G - bạn thân của M ở nhờ một thời gian. Theo em, hành động của M là đúng hay sai?

  • A. Đúng vì M làm như vậy bố mẹ sẽ lo lắng, không cãi nhau nữa để tập trung đi tìm M.
  • B. Sai vì hành động của M không những ảnh hưởng đến gia đình, khiến bố mẹ lo lắng mà còn gây nhiều phiền phức không đáng có cho gia đình G.
  • C. Cả hai đáp án trên đều sai
  • D. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 32: Thiết lập quan hệ thân thiết với bạn bè, gần gũi, kính trọng thầy cô là điều rất cần thiết tạo nên:

  • A. sự chia rẽ giữa bản thân với bạn bè.
  • B. găn bó, tin cậy giữa bản thân với bạn bè, thầy cô.
  • C. môi trường học tập căng thăng cho học sinh.
  • D. không tin tưởng của thầy cô với bản thân.

Câu 33: Đâu là khoản tiền mà một học sinh như em có thể nhận được?

  • A. Tiền mừng tuổi.
  • B. Tiền thưởng.
  • C. Tiền tiêu vặt.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 34: Hằng ngày, em đã thực hiện những điều gì để thiết lập quan hệ thân thiện với bạn bè?

  • A. Không chơi với những bạn học kém.
  • B. Không chơi với những bạn nhút nhát.
  • C. Trêu chọc các bạn nữ trong lớp.
  • D. Giúp đỡ và chia sẻ cùng các bạn trong lớp.

Câu 35: Đâu là cách sắp xếp nơi ở của em gọn gàng, ngăn nắp?

  • A. Gấp quần áo gọn gàng và xếp đúng nơi quy định.
  • B. Sau khi ngủ dậy không gấp chăn, màn
  • C. Phơi khô quần áo không cần cất giữ
  • D. Đồ dùng cá nhân dùng xong để mỗi nơi một đồ

Câu 36: Tiết học Toán đã kết thúc mà Hưng vẫn cảm thấy chưa hiểu rõ về nội dung bài học. Nếu là Hưng em sẽ làm gì để hiểu bài hơn?

  • A. Tiếp tục ngồi xem bài học đó.
  • B. Cất sách vở môn Toán. Đi vì không hiểu.
  • C. Nhờ thầy cô môn Toán hoặc bạn bè hướng dẫn lại.
  • D. Không cần nhờ trợ giúp của ai.

Câu 37: Đâu không phải là việc làm sắp xếp nơi ở của em?

  • A. Gấp, xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy
  • B. Gấp quần, áo sau khi đã giặt phơi khô.
  • C. Cất riêng từng loại trang phục theo quy định
  • D. Chăn, gối ngủ dậy không gấp để sau đó ngủ tiếp.

Câu 38: Tiết sinh hoạt lớp thầy Hùng cho học sinh trong lớp phát hiện ưu và nhược điểm của lớp trong tuần qua nhưng có bạn Nam tỏ thái độ không đồng tính. Vậy em sẽ làm như thế nào?

  • A. Khuyên Nam xin lỗi thầy giáo và tích cực tham gia cùng lớp.
  • B. Tỏ thái độ khó chịu và nói nặng lời với Nam.
  • C. Ủng hộ việc làm của Nam
  • D. Không tham gia vào hoạt động của thầy giáo.

Câu 39: Bạn Quân sau khi học bài xong, hằng ngày bạn thường xuyên sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập của mình vào góc học tập đúng quy định. Em có suy nghĩ như thế nào với việc làm của bạn Quân không?

  • A. Quân nên để nhiều sách vở ra góc học tập hơn
  • B. Quân nên kê ghê ra chỗ khác ngồi đọc truyện.
  • C. Không đồng ý với việc làm của Quân
  • D. Đồng ý với việc làm của Quân

Câu 40:  Trong mấy ngày qua, Hương nhận thấy một bạn trong lớp có vẻ khép mình và nhút nhát. Nếu là Hương, em sẽ làm gì để bạn hoà đồng cới mọi người trong lớp?

  • A. Không chơi với bạn vì không thích những bạn nhút nhát.
  • B. Rủ bạn ra chơi và tham gia các trò chơi cùng các bạn trong lớp.
  • C. Nói xấu bạn với các bạn khác.
  • D. Không cho các bạn khác chơi với bạn đó sẽ làm ảnh hưởng đến lớp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ