Trắc nghiệm HĐTN 6 cánh diều kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Mỗi chúng ta có thể đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào những hoạt động ấy. Đó là thể hiện .... của chúng ta với cộng đồng

  • A. sức mạnh
  • B. sức lực
  • C. trách nhiệm
  • D. ý thức

Câu 2: Đặc điểm của động vất rất nguy cấp

  • A. Số lượng cá thể giảm 80%
  • B. Số lượng cá thể giảm 50%
  • C. Số lượng cá thể giảm 20%
  • D. Loài động vật quý hiếm được nuôi hoặc bảo tồn

Câu 3: Là học sinh lớp 6, em có thể tham gia các hoạt động cộng đồng không? Vì sao?

  • A. Có, miễn là em biết lựa chọn những hoạt động phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian cá nhân
  • B. Có, vì các hoạt động cộng đồng khá đơn giản, dễ dàng thực hiện
  • C. Không, vì các hoạt động cộng đồng chỉ dành cho người lớn
  • D. Không, vì các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi học sinh

Câu 4: Tại sao các loài động quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng?

  • A. Do nạn săn bắt
  • B. Do vận chuyển, buôn bán và tiêu thụ trái phép với số lượng lớn
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 5: Khi tìm hiểu kĩ càng về cộng đồng và các tổ chức trong cộng đồng sẽ chúng ta: 

  • A. Không giúp ích gì cả
  • B. Giúp chúng ta dễ dàng, thuận lợi hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng
  • C. Khiến chúng ta cảm thấy các hoạt động tẻ nhạt, không thú vị
  • D. Cả A và C đúng

Câu 6: Phong và các bạn đang trên đường đi học về, bỗng nhiên trời đổ mưa to, làm nước lũ ở đập tràn mà Phong phải đi qua dâng lên nhanh và chảy xiết. Một số bạn rủ Phong lội qua đập tràn về nhà kéo tối. Nếu là Phong, em sẽ làm gì?

  • A. Làm theo lời bạn lội qua đập
  • B. Không lội qua đập và tìm nơi trú ẩn an toàn.
  • C. Đứng đợi nước rút thì đi về nhà
  • D. Đến đập nước lũ quan sát và lội qua.

Câu 7: Biết cách kêu gọi, vận động người thân, bạn bè, tổ chức xã hội cùng tham gia và ủng hộ Dự án vì cộng đồng, sẽ giúp:

  • A. Dự án trở nên khả thi, được thực hiện sâu và rộng hơn
  • B. Học sinh chúng ta rèn luyện được kĩ năng thuyết phục
  • C. Không giúp ích điều gì cả
  • D. Đáp án A và B đúng

Câu 8: Các biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu mà chúng ta nên làm là gì?

  • A. Tiết kiệm điện, nước
  • B. Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả 
  • C. Khai thác những nguồn năng lượng an toàn với môi trường: mặt trời, gió, nhiệt,...
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 9: Bài thơ sau đây nói về ngôi làng truyền thống nào?

Quanh co dòng tốn thuỷ, cõi Đông Nam một dải đầm sen

Nối đuôi nhà ngói, lớp trước lớp sau, liền cách tường vôi như trì như trát

Đất thiêng này lắm người hiến văn đỗ có nhiều kẻ phát…

Nắn hòn đá các cô, các chị, cuộc vần xoay dưới gối

Lò chen chúc anh em bạn hữu, quanh năm tuôn vẽ khói đen sì…

  • A. Làng Chuông
  • B. Bát Tràng
  • C. Vạn Phúc
  • D. Đọi Tam

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không phải là biến đổi khí hậu?

  • A. Ô nhiễm môi trường
  • B. Hạn hán
  • C. Lũ lụt
  • D. Cháy rừng

Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Muốn ăn cơm trắng cá trê

Muốn đội nón tốt thì về làng ...

  • A. Vòng
  • B. Chuông
  • C. Non Nước
  • D. Tuyết Diêm

Câu 12: Theo em, bài hát “Cả nhà thương nhau” nói về chủ đề gì?

  • A. Thầy cô.
  • B. Bạn bè.
  • C. Gia đình.
  • D. Hoà bình.

Câu 13: Đâu không phải là kĩ năng cần có của người làm nghề truyền thống?

  • A. Khéo léo
  • B. Sáng tạo
  • C. Tỉ mỉ
  • D. Hậu đậu

Câu 14: Bài hát nào sau đây viết về tình cảm gia đình?

  • A. Mái trường mến yêu.
  • B. Ba ngọn nến lung linh.
  • C. Ngày ấy bạn và tôi.
  • D. Thầy cô cho em mùa xuân.

Câu 15: Việc nhận biết được sự phù hợp (hoặc chưa phù hợp) của bản thân mình đối với công việc làng nghề sẽ giúp gì cho em?

  • A. Không giúp ích điều gì
  • B. Định hướng nghề nghiệp tương lai
  • C. Định hướng để rèn luyện các phẩm chất, năng lực cá nhân
  • D. Đáp án B và C đúng

Câu 16: Việc thể hiện sự quan tâm đến sở thích của người thân sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình?

  • A. Giúp mọi người quan tâm, hiểu nhau hơn.
  • B. Giúp tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm khăng khít.
  • C. Khiến mọi người dần trở nên xa cách.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 17: Để phát triển các làng nghề truyền thống, theo em, chúng ta cần tìm những nghệ nhân tương lại như thế nào?

  • A. Tìm các nghệ nhân chỉ cần chăm chỉ
  • B. Tìm các nghệ nhân khéo léo, sáng tạo, bắt kịp xu thế hiện nay
  • C. Tìm các nghệ nhân chỉ cần khéo léo, không cần sáng tạo
  • D. Ai cũng có thể làm được

Câu 18: Em nên làm gì khi trong gia đình em có người bị ốm?

  • A. Chăm sóc, vệ sinh cho người ốm.
  • B. Động viên, khích lệ, nói nhẹ nhàng, an ủi người ốm.
  • C. Giữ không gian yên tĩnh cho người ốm nghỉ ngơi.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 19: Chúng ta có thể thực hiện tuyên truyền, giới thiệu về các làng nghề truyền thống bằng phương tiện nào?

  • A. Internet.
  • B. Tờ rơi, sách báo.
  • C. Tổ chức các buổi tư vấn nghề truyền thống.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 20: Ý kiến: “Ai cũng phải tự lo cho bản thân, nên không cần tâm đến người thân và cũng không cần người khác quan tâm đến mình”. Theo em, đúng hay sai?

  • A. Đúng, vì chỉ cần quan tâm đến bản thân mình là đủ
  • B. Đúng, vì việc quan tâm đến người thân rất phiền
  • C. Sai, vì quan tâm người thân vừa là tình cảm gắn bó mật thiết, vừa là điều nên làm
  • D. Sai, vì chỉ cần quan tâm đến bố mẹ là đủ

Câu 21: Hoạt động nào dưới đây khiến cho các nghề truyền thống bị mai một?

  • A. Tổ chức triển lãm, hội thi nghề truyền thống
  • B. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm nhập ngoại
  • C. Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra khắp nơi trên thế giới
  • D. Hướng nghiệp cho học sinh về nghề truyền thống

Câu 22: Em nên làm gì khi giữa bố mẹ đi làm về mệt mỏi?

  • A. Hỏi thăm, lấy nước cho bố mẹ uống
  • B. Đòi bố mẹ cho đi chơi
  • C. Trợ giúp bố mẹ trong công việc nhà
  • D. Cả A và C đúng

Câu 23: Tại sao phải tuân thủ kỉ luật an toàn lao động trong quá trình làm việc?

  • A. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
  • B. Để năng suất giảm sút
  • C. Để các sản phẩm làm ra chất lượng tốt nhất
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 24: Điều quan trọng nhất cần phải làm khi trong gia đình xảy ra mâu thuẫn là:

  • A. Có cách ứng xử đúng đắn và biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.
  • B. Học cách tự điều chỉnh, thay đổi bản thân để phù hợp với nhau hơn.
  • C. Cả A và B đều đúng.
  • D. Cả A và B đều sai.

Câu 25: Chúng ta cần làm gì đối với công cụ lao động để chúng vận hành an toàn?

  • A. Kiểm tra, sửa chữa thường xuyên
  • B. Không cần làm gì cả, hỏng thì mua cái mới
  • C. Đập các công cụ để kiểm tra
  • D. Dùng các công cụ khác 

Câu 26: Nếu chi tiêu không kiểm soát, không có kế hoạch cụ thể, sẽ ảnh hưởng như thế nào trong cuộc sống của gia đình?

  • A. Áp lực tài chính, dễ gây ra mâu thuẫn trong gia đình
  • B. Không ảnh hưởng gì cả
  • C. Dẫn đến túng thiếu, kẹt tiền phải đi vay mượn
  • D.  Đáp án A và C đúng

Câu 27: Theo em, việc tuân thủ an toàn lao động trong quá trình làm việc được thể hiện như thế nào?

  • A. Không táy máy, nghịch nghợm những công cụ gây nguy hiểm
  • B. Sử dụng đồ bảo hộ đối với các nghề có các đồ vật sắc, nhọn
  • C. Tập trung khi làm việc, không sao đãng, chểnh mảng
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 28: Tại sao mỗi cá nhân cần phải xác định được các nhu cầu thiết yếu để chi tiêu?

  • A. Để chi tiêu hợp lí để tránh bị động trước những tình huống phát sinh như ốm đau,..
  • B. Tránh được mẫu thuẫn không đáng có trong gia đình về vấn đề tiền nong
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 29: Khi thể hiện khả năng của bản thân/ nhóm mình, em nên giữ thái độ như nào?

  • A. rụt rè
  • B. ngại ngùng
  • C. hống hách
  • D. tự tin

Câu 30: Đối với thầy, cô giáo, học sinh nên cử xử như thế nào là đúng quy tắc, văn hóa?

  • A. Cư xử đúng chuẩn mực
  • B. Tôn trọng, lễ phép
  • C. Không nói năng trống không, cộc lốc
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 31: Cách để em tự tin thể hiện khả năng của bản thân mình trước đám đông:

  • A. Luyện tập nhuần nhuyễn trước các bạn trong nhóm
  • B. Luyện tập đứng nói, diễn trước gương
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 32: Việc cả lớp cùng tuân thủ quy tắc ứng xử sẽ làm lớp học trở nên như thế nào?

  • A. Giúp lớp học kỉ luật, nghiêm túc hơn
  • B. Xây dựng lớp học văn hóa
  • C. Tôn trọng lẫn nhau
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 33: Trách nhiệm của bản thân em trong việc phòng tránh các vấn đề liên quan đến sức khỏe là gì?

  • A. Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể
  • B. Chăm sóc sức khỏe của bản thân điều độ, hợp lí
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 34: Tại sao nói hành vi và cách ứng xử có văn hóa của mọi người không tự nhiên mà hình thành được?

  • A. Vì cách ứng xử cần phải được rèn luyện hằng ngày 
  • B. Vì cách ứng xử thể hiện bản chất con người
  • C. Vì cách ứng xử là do bản chất của mỗi người
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 35: Tại sao những dịch bệnh thường gặp phải mùa hè?

  • A. Vì mùa hè có thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh 
  • B. Vì hệ hô hấp con người vào mùa hè yếu hơn 
  • C. Vì mùa hè có nhiều hoạt động nên dễ dàng lây bệnh
  • D. B và C đúng

Câu 36: Để xây dựng nét đẹp văn hóa ứng xử nơi công cộng, cần có những giải pháp nào?

  • A. Nâng cao nhận thức của mỗi người về tầm quan trọng của văn hóa ứng xử nơi công cộng
  • B. Nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi gia đình, nhà trường
  • C. Rèn luyện bản thân trong mọi tình huống hằng ngày
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 37: Khi viết những lời chúc nghỉ hè tới thầy, cô giáo em sử dụng từ ngữ thế nào?

  • A. Đúng chuẩn mực, lễ phép
  • B. Không có ý nghĩa gì cả
  • C. Châm biếm
  • D. Ẩn ý

Câu 38: Ý nghĩa của bánh chưng trong dịp Tết là gì?

  • A. Để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người
  • B. Để bày trang trí cho đẹp
  • C. Không có ý nghĩa gì cả
  • D. Đáp án khác

Câu 39: Trong dịp hè chúng ta có thể tham gia hoạt động nào sau đây?

  • A. Đi bơi cùng bạn bè ở sông mà không có người lớn trông coi
  • B. Tham gia sinh hoạt hè ở nhà văn hoá
  • C. Cùng nhóm bạn đi leo núi qua đêm
  • D. Tổ chức đi chơi xa mà không có người lớn đi cùng

Câu 40: Hoa đào là đặc trưng cho Tết miền Bắc, vậy theo em, hoa nào đặc trưng cho Tết miền Nam?

  • A. Hoa hồng
  • B. Hoa đồng tiền
  • C. Hoa mai
  • D. Hoa huệ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ