Trắc nghiệm HĐTN 6 cánh diều kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ngày 20/11 là ngày gì?

  • A. Ngày Quốc tế Phụ Nữ
  • B. Ngày Gia đình Việt Nam
  • C. Ngày Quốc tế thiếu nhi
  • D. Ngày Nhà Giáo Việt Nam

Câu 2: Một góc học tập được sắp xếp như thế nào được coi là chưa hợp lý?

  • A. Đồ chơi, sách vở để lẫn lộn vào nhau
  • B. Đồ vật trên bàn để lộn xộn, không ngăn nắp
  • C. Những đồ dùng học tập được sắp xếp gọn vào khay đựng bút
  • D. Cả A và B

Câu 3: Ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 là gì?

  • A. Ngày lễ “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục
  • B. Ngày tôn vinh và thể hiện sự yêu thương và trân trọng phái đẹp
  • C. Bảo vệ thiếu nhi, đòi chính phủ các nước chịu trách nhiệm về quyền của trẻ em.
  • D. A và C đúng

Câu 4: Một góc học tập được sắp xếp như thế nào được coi là hợp lý, ngăn nắp?

  • A. Không bầy bừa đồ ăn, thức uống lên bàn học
  • B. Rác trên bàn học được vứt ngay sai khi học bài xong
  • C. Những đồ dùng học tập được sắp xếp gọn vào khay đựng bút
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 5: Điều nào dưới đây em không cần lưu ý khi trò chuyện với thầy, cô giáo là gì?

  • A. Hành động giao tiếp
  • B. Ngôn ngữ giao tiếp
  • C. Cử chỉ giao tiếp
  • D. Trang phục

Câu 6: Việc sắp xếp góc học tập ngăn nắp, sạch sẽ giúp em như thế nào trong học tập?

  • A. Thỏa sức sáng tạo
  • B. Cảm thấy thoải mái, hứng thú học tập
  • C. Học tập hiệu quả hơn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 7: Những lí do nào có thể khiến nảy sinh các khó khăn trong giao tiếp giữa học sinh và thầy, cô giáo?

  • A. Lời nói không rõ ràng, rành mạch khiến không truyền tải nội dung được tốt
  • B. Không hiểu ý diễn đạt của nhau
  • C. Trò chuyện gây ra nhiều mâu thuẫn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 8: Nếu thiếu đi tình thương yêu của các thành viên trong gia đình, chúng ta sẽ:

  • A. Cô đơn
  • B. Buồn tủi
  • C. Không hạnh phúc
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 9: Hành vi nào được coi là hợp tác trong hoạt động nhóm?

  • A. Bạn H nói chuyện riêng với bạn khác
  • B. Bạn H ngủ gật 
  • C. Bạn H làm việc riêng, không tập trung
  • D. H cùng hai bạn khác trao đổi cách giải bài toán khó

Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Gia đình là...của mỗi chúng ta. Những người thân yêu trong gia đình là..., nguồn động viên quý gia của mỗi người.

  • A. tổ ấm – chỗ dựa
  • B. nhà – bình yên
  • C. tổ ấm – bình yên
  • D. nhà  - chỗ dựa

Câu 11:  Nhân ngày 20/11, Lớp 6A yêu cầu mỗi tổ đóng góp một tiết mục để tri ân thầy, cô giáo. Tuy nhiên, tổ của Hoa lại không tham gia. Em có suy nghĩ gì về việc làm của tổ Hoa?

  • A. Đồng tình với việc làm của tổ bạn Hoa
  • B. Không đồng tình với việc làm của tổ bạn Hoa
  • C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Biểu hiện của gia đình không có tình yêu thương là?

  • A. Con cái đánh bố mẹ
  • B. Bố mẹ ly thân
  • C. Gia đình lục đục, không có sự gắn kết với nhau
  • D. Cả A, B, C

Câu 13: Theo em, lời bài hát “Những bông hoa, những bài ca” nói về nghề nghiệp nào?

...Thầy cô dạy em mong chúng em sẽ thành trò ngoan

Học tốt học mãi ghi nhớ trong những trang vở mới

Mùa thu đẹp tươi bao ước mơ sáng gương mặt người

Nhớ mãi công thầy nhớ mãi ơn này

Hát khúc ca bao lời đẹp nhất

Chúng em xin tặng các thầy các cô...

  • A. Giáo viên
  • B. Bác sĩ
  • C. Kiến trúc sư
  • D. Ca sĩ

Câu 14: Trong tình huống mâu thuẫn bạn bè với nhau, người bạn tốt sẽ giải quyết như thế nào?

  • A. Cãi nhau với bạn rồi không chơi với nhau nữa
  • B. Khéo léo ứng xử để giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh.
  • C. Luôn coi ý kiến của mình là đúng nên không cần đi giải thích với bạn
  • D. Giữ im lặng và không chơi với bạn nữa

Câu 15: Việc tham gia các hoạt động, sẽ giúp em về điều gì?

  • A. Năng động hơn, tăng tính sáng tạo
  • B. Hòa đồng với mọi người
  • C. Rút kinh nghiệm cho bản thân 
  • D. Cả A, B, C

Câu 16: Bạn tốt sẽ quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau như thế nào?

  • A. Không ỷ lại, nhờ vả quá nhiều
  • B. Không lợi dụng
  • C. Không trục lợi 
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 17: Biểu hiện của lòng nhân ái là gì?

  • A. Khí thế mạnh mẽ, dám đương đầu với khó khăn, thử thách mà không hề run sợ, luôn đấu tranh cho lẽ phải.
  • B. Thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. 
  • C. Biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng 
  • D. Cả A, B, C

Câu 18: Nhung là cô bạn học kém môn Hóa. Nhưng thay vì nản chí và sợ học, Nhung lại luôn đối mặt với vấn đề của mình. Mỗi giờ ra chơi, cô bạn thường lôi sách vở môn Hóa ra làm bài tập và ôn lại các kiến thức. Theo em, Nhung là người bạn như thế nào?

  • A. Nhung là bạn thích học môn Hóa nhưng lại học kém
  • B. Nhung là bạn biết nhìn nhận điểm yếu của bản thân nhằm khắc phục nó
  • C. Nhung là bạn ghét học môn Hóa
  • D. Nhung là bạn sợ học môn Hóa 

Câu 19: Điền từ thích vào chỗ trống trong câu ca dao nói về lòng nhân ái sau:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải .... cùng.

  • A. yêu nhau
  • B. thương nhau
  • C. hận nhau
  • D. ghét nhau

Câu 20: Cường là người bạn học rất giỏi môn Tin học. Vì vậy mà Cường luôn đặt mục tiêu trong tương lai sẽ trở thành một lập trình viên giỏi. Để đạt được mục đích đó, Cường đã lên kế hoạch nhằm rèn luyện, trao dồi các kĩ năng cho mục tiêu của mình. Theo em, bạn Cường là người bạn như thế nào?

  • A. Cường là bạn biết phát triển điểm mạnh của bản thân để cố gắng hoàn thành mục tiêu trong tương lai
  • B. Cường là người tham vọng, có suy nghĩ viển vông
  • C. Cường là người không có suy nghĩ thực tế với mục tiêu đề ra quá sức
  • D. Tất cả các đáp án đều sai? 

Câu 21: Bài học nào em thu được sau mỗi dịp tham gia hoạt động thiện nguyện?

  • A. Biết trân trọng cuộc sống hơn
  • B. Biết cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Biết trục lợi từ những lần đi hoạt động thiện nguyện

Câu 22: Tính cách của một người bạn như thế nào sẽ giúp em dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau?

  • A. Thân thiện, cởi mở
  • B. Ích kỉ, hẹp hòi
  • C. Lợi dụng, thiếu trung thực
  • D. Nhờ vả quá nhiều

Câu 23: Em hiểu thế nào về câu nói: “Cho đi để nhận lại”?

  • A. Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân
  • B. Đó là hành động sai khiến, vụ lợi cá nhân 
  • C. Đó là hành động sai khiến, tham lam
  • D. Cả B và C đúng

Câu 24: Đâu không phải là định nghĩa về một người bạn tốt là: 

  • A. Không nói xấu sau lưng, không phát xét bạn
  • B. Luôn luôn giúp đỡ bạn mỗi khi gặp khó khăn
  • C. Luôn biết cách lắng nghe mọi chuyện về bạn
  • D. Luôn nói xấu sau lưng

Câu 25: Những ý nào dưới đây được coi là lợi ích khi tham gia hoạt động thiện nguyện?

  • A. Học và phát triển kĩ năng
  • B. Giúp mọi người thêm gắn kết
  • C. Định hướng bản thân 
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 26: Chọn đáp án không đúng:

Bạn bè là người ảnh hưởng như thế nào trong quá trình em học tập tại trường?

  • A. Là người luôn chia sẻ những điều thú vị, mới mẻ cho em
  • B. Là người luôn giúp đỡ em mỗi khi em gặp khó khăn
  • C. Là người luôn đồng hành với em trong suốt thời gian học ở trường
  • D. Là người chuyên chọc ghẹo, rủ rê bạn bè chơi bời

Câu 27: Trong các nghề sau đây, nghề nào không được coi là nghề truyền thống?

  • A. Nghề dệt lụa
  • B. Nghề ươm tơ
  • C. Nghề trồng rau
  • D. Nghề làm đồ gốm

Câu 28: Để khắc phục những khó khăn ở trường học mới, em có thể trao đổi với ai để dễ dàng giải quyết vấn đề?

  • A. Bạn bè
  • B. Gia đình
  • C. Thầy, cô giáo
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 29: Là một thành viên của cộng đồng địa phương, học sinh chúng ta nên làm gì để gìn giữ, phát huy truyền thông quê hương?

  • A. Cần hiểu biết về những truyền thống đó của quê hương
  • B. Không xuyên tạc, bôi nhọ về văn hóa, lịch sử
  • C. Tuyên truyền những thông tin sai sự thật về truyền thống của quê hương đó
  • D. Đáp án A và B đúng

Câu 30: Nếu em không tự bản thân khắc phục những khó khăn tại môi trường học tập mới, em sẽ:

  • A. Không làm sao cả
  • B. Nản chí, tự ti 
  • C. Ích kỉ, đố kị
  • D. Thân thiện, cởi mở

Câu 31: Nam là cậu bạn rất thích được nghe bà của mình kể về những món ăn, lễ hội và lịch sử về địa phương nơi bạn sinh sống. Theo em, Nam là người như thế nào?

  • A. Nam yêu thích những truyền thống của địa phương bạn
  • B. Nam không hứng thú với lịch sử
  • C. Nam cảm thấy phiền khi nghe về những truyền thống đó
  • D. Đáp án khác

Câu 32: Theo em, để tham gia các hoạt động hiệu quả hơn, ta cần làm gì?

  • A. Chia bổ thời gian tham gia hợp lí
  • B. Luôn luôn đóng góp ý kiến của bản thân cho các hoạt động
  • C. Đề ra các kế hoạch, sắp xếp chúng một cách logic
  • D. Tất cả đáp án trên 

Câu 33: Nơi bạn Trang sinh sống là một trong những ngôi làng nổi tiếng về làm gốm sứ. Bố mẹ của Trang cũng là những nghệ nhân tạo nên những sản phẩm về gốm, sứ đó. Tuy nhiên, khi được bạn bè hỏi về quê của mình, thì bạn lẩn tránh vì cảm thấy xấu hổ. Bạn cho rằng nghề đó tầm thường và không muốn ai biết đến. Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Trang?

  • A. Đồng tình với hành động của bạn Trang
  • B. Không đồng tình với hành động của bạn Trang
  • C. Không quan tâm vì không ảnh hưởng đến mình 
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 34: Các hoạt động tham gia cùng bạn bè, sẽ giúp:

  • A. Hiểu nhau hơn
  • B. Gắn kết hơn
  • C. Gắn bó hơn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 35: Các trò chơi dân được truyền từ ngày xưa tới đời sau bằng cách nào?

  • A. Truyền tay
  • B. Truyền miệng
  • C. Truyền tay, truyền miệng
  • D. Không truyền bằng cách nào cả 

Câu 36: Khi được thầy, cô giới thiệu về lịch sử ngôi trường, em cảm thấy như thế nào?

  • A. Tự hào về bề dày lịch sử của trường 
  • B. May mắn vì được học trong môi trường tốt
  • C. Xấu hổ và không muốn ai biết rằng mình học trường này
  • D. Cả A & B

Câu 37: Trong các trò chơi, trò chơi nào là trò chơi dân gian?

  • A. Chi chi chành chành
  • B. Mèo đuổi chuột
  • C. Rồng rắn lên mây
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 38: Khi thầy cô giới thiệu về trường học mới, em sẽ được tiếp thu và chia sẻ về những điều gì?

  • A. Lịch sử hình thành, đặc điểm, khung cảnh về ngôi trường mới
  • B. Những cảm xúc về ngôi trường mới
  • C. Những ấn tượng đầu tiên về ngôi trường
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 39: Cảnh quan thiên nhiên là gì?

  • A. Là cảnh quan nguyên thủy tồn tại trước và nó bị tác động bởi văn hóa con người
  • B. Là cảnh quan nguyên thủy tồn tại trước khi nó bị tác động bởi văn hóa con người
  • C. Là cảnh quan được hình thành bởi văn hóa con người
  • D. Là cảnh quan do con người tạo nên bằng sự tài hoa, khéo léo, có chủ đề và phong cách nhất định

Câu 40: Khi ứng xử với bạn bè trong môi trường học tập mới, chúng ta nên:

  • A. Không nên giao tiếp với bạn bè 
  • B. Chơi một mình, làm gì cũng một mình
  • C. Luôn thân thiện, cởi mở, chia sẻ với nhau
  • D. Không tham gia các hoạt động cùng bạn bè 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ