Trắc nghiệm HĐTN 6 cánh diều kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thanh thiếu niên nhận chúng ta sẽ nhận  được gì khi tham gia vào các hoạt động cộng đồng?

  • A. Cảm thấy bản thân sống có ý nghĩa hơn
  • B. Hình thành các kỹ năng cho bản thân
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 2: Các biện pháp để bảo vệ động vật quý hiếm là gì?

  • A. Ngăn chặn phú rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
  • B. Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
  • C. Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn...để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
  • D. Tất cả đáp án trên 

Câu 3: Tại sao gia đình bạn nên chung tay giúp cộng đồng?

  • A. Là hành động tốt
  • B. Lấp đầy thời gian rảnh rỗi một cách “khôn ngoan”
  • C. Có trách nhiệm hơn trong những việc làm của mình tại cộng đồng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Những hành động...của con người đối với môi trường có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như khí hậu biến đổi, động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

  • A. ý thức
  • B. thiếu ý thức
  • C. vô tư
  • D. không suy nghĩ

Câu 5: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia:

  • A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân
  • B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác
  • C. Tìm kiếm trên internet, thấy cái nào hay ho là tham gia
  • D. Cả B và C

Câu 6: Nhà Hà ở sát chân núi đất. Suốt tuần mưa to tầm tã không dứt khiến núi có nguy cơ bị sạt lở. Nếu là Hà, em sẽ cùng gia đình làm gì?

  • A. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó
  • B. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó
  • C. Đến gần các khu vực đá trượt lở.
  • D. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền

Câu 7: Có những cách nào em có thể vận động được gia đình, người quen ủng hộ cho Dự án vì cộng đồng?

  • A. Nhắc nhở họ một cách gay gắt rằng đây là việc nên làm
  • B. Đưa ra ví dụ về những việc nhỏ đơn giản hằng ngày họ có thể làm được cũng sẽ giúp cho cộng động phát triển hơn
  • C. Đe dọa họ nếu như không làm thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống
  • D. Uy hiếp họ rằng cộng đồng sẽ lên án nếu như họ không làm

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải là thiên tai?

  • A. Lũ lụt
  • B. Hạn hán
  • C. Cháy rừng
  • D. Mưa đá

Câu 9: Việc tìm hiểu về những làng nghề truyền thống này sẽ giúp chúng ta điều gì?

  • A. Hiểu biết thêm về quê hương, đất nước và biết trân trọng giá trị của cha ông đã để lại
  • B. Xấu hổ vì những làng nghề truyền thống lâu đời vẫn còn tồn tại
  • C. Hống hách, tự kiêu với các bạn nước ngoài khi kể về những làng nghề đó
  • D. Không giúp ích điều gì cả

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây là biến đổi khí hậu?

  • A. Băng tan
  • B. Nhiệt độ trái đất tăng lên
  • C. Tăng mực nước biển
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 11: Theo em, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?

  • A. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội
  • B. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 12: Ý nghĩa xâu xa của câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” là gì? 

  • A. Chị ngã thì em sẽ là người đỡ chị dậy
  • B. Tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải tương trợ giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh
  • C. Chị ngã thì em sẽ không phải là người đỡ chị dậy
  • D. Tình cảm của hai chị em trong gia đình luôn luôn phải ganh đua, đố kị trong mọi hoàn cảnh

Câu 13: Trong dãy sau đây, đâu là dãy gồm tên các làng nghề chuyên về gốm sứ ở Việt Nam?

  • A. Chu Đậu, Bát Tràng, Phù Lãng
  • B. Kim Long, Xuân Đỉnh, làng Vị
  • C. Làng Chuông, Phú Gia, Thời Tân
  • D. Đông Hồ, làng Sình, Hàng Trống

Câu 14: Theo em, những tiêu chí ứng xử nào cần có trong gia đình để gia đình luôn luôn vui vẻ, hành phúc?

  • A. Tôn trọng – bình đẳng – yêu thương – chia sẻ
  • B. Bình đẳng – giúp đỡ - chia sẻ - cảm thông
  • C. Ganh đua – đố kị - bình đẳng – tôn trọng
  • D. Ganh đau – bình đẳng – yêu thương – chia sẻ

Câu 15: Đâu là khó khăn của các làng nghề truyền thống hiện nay?

  • A. Tìm thị trường tiêu thụ
  • B. Mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chưa theo kịp xu thế người tiêu dùng
  • C. Đáp án A và B đúng
  • D. Đáp án A và B sai

Câu 16: Theo em, việc thể hiện sự quan tâm, chăm người thân sẽ giúp gia đình như nào?

  • A. Giúp các thành viên vượt qua khó khăn
  • B. Là động lực lớn lao 
  • C. Gia đình thêm gắn bó, yêu thương nhau
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 17: Để có thể phát triển các nghề truyền thống, chúng ta cần hướng tới thay đổi những phương diện nào?

  • A. Cơ sở vật chất kĩ thuật.
  • B. Đối tượng mua.
  • C. Thị trường tiềm năng.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Điền từ thích hợp vào chỗ trống vào câu sau đây:

Sự quan tâm đến người thân trong gia đình có thể được thể hiện thông qua...,... hay việc làm thường ngày.

  • A. cử chỉ, lời nói
  • B. hành động, cử chỉ
  • C. ánh mắt, lời nói
  • D. hành động, lời nói

Câu 19: Chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của địa phương, đất nước?

  • A. Cần có thái độ trân trọng, tích cực khi tìm hiểu về làng nghề nghề truyền thông
  • B. Quảng bá hình ảnh về nghề truyền thống nước ta rộng rãi
  • C. Không cần làm gì cả
  • D. Cả A và B đúng

Câu 20: Việc làm nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình?

  • A. Nói những lời vô tâm, không suy nghĩ gì khi cãi nhau với em gái
  • B. Chào, hỏi thăm, chuyện trò với người thân.
  • C. Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi.
  • D. Tham gia làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, người thân.

Câu 21: Những thông điệp, hình ảnh biểu trưng về nghề truyền thống có ý nghĩa và sáng tạo sẽ giúp:

  • A. Góp phần quảng bá cho nghề truyền thống một cách hiểu quả
  • B. Không giúp ích gì cả
  • C. Tăng hiểu biết cho mọi người về nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam ta
  • D. Cả A và C đúng

Câu 22: Em nên làm gì khi em gái của em không chịu học bài làm bố mẹ buồn?

  • A. Đánh, mắng em 
  • B. Nhắc nhở nhẹ nhàng cho em hiểu
  • C. Không quan tâm
  • D. Đáp án A và C đúng

Câu 23: Xác định mức độ sử dụng công cụ lao động trong nghề dệt lụa?

  • A. Nguy hiểm
  • B. Rất nguy hiểm
  • C. An toàn
  • D. Ít an toàn

Câu 24: Em nên làm gì khi giữa anh chị em có sự bất đồng về việc phân chia các công việc trong gia đình?

  • A. Nói chuyện thoải mái, không cần kiềm chế cảm xúc.
  • B. Nói chuyện với nhau để phân việc rõ ràng, sẵn sàng giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
  • C. Phàn nàn về nhau với bố mẹ.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 25: Hai yếu tố góp phần gây ra ô nhiễm và nguy cơ với sức khỏe người lao động ở các làng nghề, nhất là mắt và hệ hô hấp là hai yếu tố nào?

  • A. Nước và bụi
  • B. Khói và bụi
  • C. Nước và khói
  • D. Không có yếu tố nào

Câu 26: Các khoản chi tiêu trong gia đình thường gồm những khoản nào?

  • A. Chi cho ăn uống, may mặc, ở, học tập
  • B. Chi cho nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, giải trí
  • C. Chi cho việc bảo vệ sức khỏe
  • D. Tất cả đáp án trên 

Câu 27: Yêu cầu rất quan trọng đối với lao động làng nghề là gì?

  • A. Kiếm được nhiều tiền
  • B. Không phá các công cụ
  • C. Đảm bảo an toàn
  • D. Không có yêu cầu

Câu 28: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Chi tiêu hợp lí là ưu tiên nhu cầu...

  • A. Phục vụ con người
  • B. Cần thiết
  • C. Không cần thiết
  • D. Thỏa mãn sở thích của của con người

Câu 29: Khi mỗi người đều có kỉ niệm của mùa hè, nó sẽ để lại bài học gì cho chúng ta?

  • A. Giúp chúng ta không cần quan tâm đến những điều đã cũ
  • B. Giúp chúng ta trân trọng những gì đã qua, đồng thời chuẩn bị cho một mùa hè mới với nhiều hoạt động bổ ích
  • C. Giúp chúng ta không cần trân trọng những gì đã qua trong quá khứ
  • D. Khiến mọi người không còn mong muốn đến mùa hè nữa

Câu 30: Khi em cư xử có văn hóa ở khắp mọi nơi, sẽ giúp em:

  • A. Rèn luyện được đức tính cho bản thân và được mọi người yêu quý 
  • B. Không giúp ích gì cả
  • C. Khiến mọi người khó chịu với những hành động của em
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 31: Việc lập kế hoạch hoạt động cụ thể của nhóm trong hè, sẽ giúp các em điều gì?

  • A. Phân chia công việc đều, tránh xảy ra mâu thuẫn
  • B. Xảy ra ganh đua, đố kị với nhau trong nhóm
  • C. Không ai có trách nhiệm với công việc được giao
  • D. Không giúp ích điều gì cả

Câu 32: Việc nhận định, phân biệt được những hành vi ứng xử văn hóa và hành vi không làm nơi công cộng, sẽ giúp em:

  • A. Không giúp ích gì cả
  • B. Định hướng, tích cực rèn luyện và thực hiện các hành vi có văn hóa
  • C. Để cười đùa, chế giễu những hành vi không có văn hóa
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 33: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Cần chú ý đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động hè, trang bị cho mình những...,...để bảo vệ và chăm sóc bản thân thật tốt

  • A. áo mưa, áo chống nắng
  • B. hiểu biết, kĩ năng
  • C. áo bảo hộ, thuốc uống
  • D. kĩ năng sống, thuốc uống

Câu 34: Nguyên nhân của lối ứng xử thiếu lịch sự tại nơi công cộng của một bộ phân thanh niên hiện nay là gì?

  • A. Ảnh hưởng của nền văn hóa trên mạng
  • B. Chỉ quan tâm đến sở thích của mình 
  • C. Được giáo dục chưa đúng cách
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 35: Cách phòng tránh những nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia các hoạt động trong mùa hè là gì?

  • A. Trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng phòng tránh các nguy cơ ấy
  • B. Không cần phòng tránh vì có bố mẹ bảo vệ mình
  • C. Ở nhà suốt mùa hè để tránh được những nguy cơ ấy
  • D. Khi nào gặp những nguy cơ ấy thì học kĩ năng phòng tránh cũng chưa muộn 

Câu 36: Trong những hành động sau đây, hành động nào thể hiện văn hóa ứng xử nơi cộng đồng?

  • A. Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh chung
  • B. Biết cảm ơn người khác nếu điều đó có lợi cho mình
  • C. Có thái độ khó chịu khi được người khác nhắc nhở
  • D. Cả B và C

Câu 37: Khi gửi lời chúc nghỉ he đến thầy cô và bạn bè, thì đó là cách thể hiện tình cảm như thế nào?

  • A. Tình cảm lạnh nhạt
  • B. Tình cảm gượng gạo
  • C. Tình cảm đáng quý, trân trọng
  • D. Tình cảm lãng mạn

Câu 38: Việc khám phá những phong tục tập quán ngày Tết ở các vùng, miền khác nhau giúp chúng ta:

  • A. Phiền phức vì không cần biết tới
  • B. Thêm hiểu biết, tự hào và yêu mến quê hương mình
  • C. Xấu hổ vì những phong tục lỗi thời, không phù hợp với thời đại phát triển
  • D. Cả A và C đúng

Câu 39: Việc xây dựng chi tiết kế hoạch hè sẽ giúp chúng ta điều gì?

  • A. Không giúp ích điều gì cả
  • B. Sắp xếp thời gian hợp lí thực hiện có hiệu quả những dự định của mình
  • C. Không lựa chọn được những hoạt động phù hợp
  • D. Không biết cách phân bổ thời gian hợp lí 

Câu 40: Tại sao chúng ta cần phê phán, đấu tranh loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong dịp Tết Nguyên Đán?

  • A. Những hủ tục sẽ làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa cổ truyền của Việt Nam ta
  • B. Những hủ tục thu hút mọi người nên không cần loại bỏ
  • C. Những hủ tục không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người
  • D. Cả B và C đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ