[Cánh diều] Trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 10: Thầy cô với chúng em

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hướng nghiệp 6 tuần 10: Thầy cô với chúng em - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khi giao tiếp với thầy, cô giáo, em nên chú ý cách cư xử như thế nào?

  • A. Cư xử đúng mực
  • B. Ngoan ngoãn, lễ phép
  • C. Nghiêm túc
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Khi học sinh giao tiếp với thầy, cô giáo, gặp phải những khó khăn như thế nào?

  • A. Khó khăn về tiền bạc
  • B. Khó khăn do không hiểu ý nhau
  • C. Khó khăn về cách truyền tải nội dung đến người nghe
  • D. B và C đúng

Câu 3: Để học sinh giao tiếp với thầy, cô giáo của mình một cách hiệu quả, nên:

  • A. Mạnh dạn chia sẻ về chia sẻ, cảm xúc của mình
  • B. Rụt rè chia sẻ
  • C. Không chia sẻ bất cứ điều gì với thầy, cô giáo
  • D. Cả A, B, C

Câu 4: Tâm lí thường gặp của học sinh khi muốn bày tỏ mong muốn với thầy, cô giáo là:

  • A. Lo lắng, sợ hãi
  • B. Ngại ngùng, thẹn thùng
  • C. Buồn bã, chán nản
  • D. Đáp án A và B

Câu 5: Nếu khó khăn trong việc học sinh giao tiếp với thầy, cô giáo không được giải quyết, thì mối quan hệ thầy trò sẽ như thế nào? 

  • A. Mối quan hệ xa cách
  • B. Mối quan hệ trắc trở 
  • C. Mối quan hệ gắn kết
  • D. Mối quan hệ thân mật

Câu 6: Việc học sinh mạnh dạn trao đổi, chia sẻ mong muốn của mình với thầy cô sẽ:

  • A. Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô
  • B. Việc giao tiếp với thầy, cô sẽ dễ dàng hơn
  • C. Mạnh dạn, thoải mái hơn trong học tập
  • D. Tất cả đáp án trên 

Câu 7: Điều nào dưới đây em không cần lưu ý khi trò chuyện với thầy, cô giáo là gì?

  • A. Hành động giao tiếp
  • B. Ngôn ngữ giao tiếp
  • C. Cử chỉ giao tiếp
  • D. Trang phục

Câu 8: Đâu không phải là cách để tự tin khi trò chuyện với các thầy, cô giáo:

  • A. Cởi mở hơn trong giao tiếp
  • B. Trò chuyện với mọi người nhiều hơn
  • C. Rủ bạn khác cùng nói chuyện cùng
  • D. Để bản thân cảm thấy được thoải mái

Câu 9: Để mối quan hệ giữa thầy, cô giáo và học sinh không còn xa cách, thì nên làm như thế nào? Chọn đáp án sai:

  • A. Tổ chức các buổi nói chuyện chia sẻ với nhau để dễ dàng hiểu nhau hơn
  • B. Học sinh nên mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân đến với thầy cô nhiều hơn
  • C. Thầy, cô giáo nên lắng nghe, thấu hiểu những suy nghĩ của học sinh
  • D. Cố tình quậy phá trong lớp để thầy cô chú ý đến mình

Câu 10: Trong khi trao đổi với cô giáo về bài văn, Hoàng đã không đồng tình với đáp án mà cô giáo đưa. Cô giáo điềm tĩnh, đã giảng lại bài để cho bạn hiểu rõ về bài tập đó. Tuy nhiên, Hoàng vẫn kiên quyết cho rằng mình đúng và nghĩ rằng cô giáo không coi trọng quan điểm của mình. Bạn đã thái độ với cô giáo. Em suy nghĩ gì về hành động của Hoàng?

  • A. Không đồng tình với hành động của Hoàng
  • B. Đồng tình với hành động của Hoàng
  • C. Không quan tâm đến hành động đó vì không ảnh hưởng đến mình

Câu 11: Những lí do nào có thể khiến nảy sinh các khó khăn trong giao tiếp giữa học sinh và thầy, cô giáo?

  • A. Lời nói không rõ ràng, rành mạch khiến không truyền tải nội dung được tốt
  • B. Không hiểu ý diễn đạt của nhau
  • C. Trò chuyện gây ra nhiều mâu thuẫn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 12: Linh là cô bạn rụt rè, nhút nhát. Trong học tập, khi gặp phải bài tập khó, Linh sẽ lẩn tránh và không làm bài đó. Vì ngại ngùng nên Linh cũng không hỏi bạn bè hay thầy cô giải đáp cho. Vì vậy, dần dần Linh học kém và sa sút hơn. Nếu là bạn của Linh, em sẽ khuyên nhủ Linh như thế nào?

  • A. Khuyên bạn nên mạnh dạn hơn trong việc trò chuyện với bạn bè, thầy cô
  • B. Khuyên bạn nên đối mặt với khó khăn, gặp bài khó không nên nản chí
  • C. Khuyên bạn nên trao đổi với thầy, cô dạy môn đó để được giúp đỡ
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 13: Trong học tập, Giang là cậu bạn luôn mạnh dạn đưa ra quan điểm của bản thân đối với thầy, cô giáo về bài học. Ngoài giờ học, Giang thường trò chuyện thêm với các thầy,  cô giáo về nhiều điều thú vị khác. Theo em, Giang là bạn như thế nào?

  • A. Giang là bạn học sinh đầy tự tin, chủ động
  • B. Giang là bạn học sinh năng động, mạnh dạn trong việc học tập
  • C. Giang là bạn học sinh lười biếng, ỷ lại
  • D. Đáp án A và B đúng

Câu 14: Hành vi nào sau đây được coi là không được phép diễn ra khi giao tiếp với thầy, cô giáo?

  • A. Bạn M chửi tục 
  • B. Bạn K vô lễ, không chào thầy, cô giáo
  • C. Bạn H nói trống không với thầy, cô giáo
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 15: Bạn Chi khi gặp cô giáo ở trên trường thì ngoan ngoãn, lễ phép chào cô. Tuy nhiên, khi ra ngoài đường gặp cô, bạn lại lờ đi, coi như không thấy cô để không phải chào hỏi. Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Chi?

  • A. Không đồng tình với hành động của Chi
  • B. Đồng tình với hành động của Chi
  • C. Không quan tâm đến hành động đó vì không ảnh hưởng đến mình

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ