NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Rừng nguyên sinh có vai trò như thế nào ở châu Âu?
- A. Bảo tồn đa dạng sinh học.
-
B. Lá chắn tự nhiên chống biến đổi khí hậu.
- C. Bảo vệ môi trường đất, môi trường không khí.
- D. Cung cấp gỗ cho các ngành công nghiệp chế biến.
Câu 2: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam?
- A. Do cấu trúc địa hình.
- B. Hình dạng và kích thước lãnh thổ rộng.
- C. Vị trí địa lí.
-
D. Sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
Câu 3: Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột quân sự ở châu Phi là gì?
- A. Mâu thuẫn giữa các bộ tộc.
-
B. Cạnh tranh tài nguyên nước.
- C. Nhiều tôn giáo, sắc tộc.
- D. Cạnh tranh lương thực.
Câu 4: Tại sao phần Tây đất liền (gồm lãnh thổ Mông Cổ và tây Trung Quốc) quanh năm khô hạn?
- A. Do địa hình cao.
-
B. Nằm sâu trong nội địa.
- C. Điều kiện khí hậu khô.
- D. Gần dòng biển lạnh.
Câu 5: Nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện ở môi trường hoang mạc do đâu?
- A. Các cuộc thăm dò địa lí.
-
B. Tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.
- C. Công nghiệp khai khoáng.
- D. Chính sách phát triển kinh tế.
Câu 6: Nguyên nhân nào dẫn đến việc càng vào sâu trong nội địa rừng hỗn hợp phát triển mạnh ở phía tây châu Âu?
- A. Mặt đất bị tuyết gần như bao phủ quanh năm.
- B. Khí hậu lạnh và ẩm ướt, nhiệt độ thấp.
-
C. Lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh, mùa hạ ẩm ướt.
- D. Khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít.
Câu 7: Nguyên nhân chính nào kìm hãm sự phát triển kinh tế ở châu Phi?
- A. Xung đột quân sự.
- B. Nạn đói.
-
C. Tăng dân số.
- D. Giáo dục.
Câu 8: Vì sao khu vực Nam Á cùng vĩ độ với Việt Nam nhưng lại có mùa đông ấm hơn?
- A. Khu vực Nam Á có đường bờ biển dài hơn.
- B. Khu vực Nam Á có dạng hình khối còn lãnh thổ Việt Nam có bề ngang hẹp.
- C. Khu vực Nam Á chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Tây Nam nên nóng hơn về mùa hạ và ấm hơn về mùa đông.
-
D. Dãy Hi-ma-lay-a cao nên có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống làm cho Nam Á ấm hơn về mùa đông.
Câu 9: Nguồn tài nguyên nào sau đây quan trọng nhất của khu vực Tây Nam Á?
- A. Đồng.
-
B. Dầu mỏ.
- C. Than đá.
- D. Sắt.
Câu 10: Hoang mạc Xahara là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói do đâu?
- A. Khí hậu khắc nghiệt.
-
B. Tình trạng hạn hán và bất ổn chính trị.
- C. Thiếu nước.
- D. Dân số đông.
Câu 11: Nguồn năng lượng nào dưới đây ở châu Âu được sử dụng là năng lượng thân thiện với môi trường?
- A. Năng lượng từ than.
- B. Năng lượng từ thủy điện.
-
C. Năng lượng từ Mặt Trời.
- D. Năng lượng từ dầu mỏ.
Câu 12: Để bảo vệ tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo cần phải làm gì?
- A. Xây dựng công trình thủy lợi.
- B. Cải tạo đất bằng biện pháp tăng canh, gối vụ.
-
C. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
- D. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 13: Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do đâu?
- A. Nhu cầu xã hội thừa lao động.
-
B. Chính sách hạn chế gia tăng dân số.
- C. Phù hợp xu thế thay đổi của thế giới.
- D. Thiếu lương thực và nơi ở.
Câu 14: Hiện nay, sản lượng điện của châu Âu từ ngành năng lượng nào sau đây là lớn nhất?
- A. Điện từ than.
- B. Điện nguyên tử.
- C. Thủy điện.
-
D. Năng lượng tái tạo.
Câu 15: Tại sao quá trình đô thị vệ tinh lại được mở rộng ở nông thôn?
- A. Công nghiệp phát triển lâu đời.
-
B. Phát triển sản xuất công nghiệp.
- C. Phát triển sản xuất dịch vụ.
- D. Phát triển sản xuất nông nghiệp.
Câu 16: Diện tích rừng châu Phi suy giảm nghiêm trọng do đâu?
-
A. Tốc độ khai thác quá nhanh.
- B. Cháy rừng.
- C. Khí hậu nóng.
- D. Thiếu nước tưới tiêu.
Câu 17: Sơn nguyên nào sau đây ở châu Á đồ sộ nhất thế giới?
- A. Sơn nguyên Đê-can.
- B. Sơn nguyên Trung Xibia.
-
C. Sơn nguyên Tây Tạng.
- D. Sơn nguyên Iran.
Câu 18: Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường nào được các nước châu Âu quan tâm nhiều nhất?
-
A. Môi trường không khí, môi trường nước.
- B. Môi trường đất, môi trường sinh vật.
- C. Môi trường nước, môi trường đất.
- D. Môi trường không khí, môi trường đất
Câu 19: Khó khăn lớn nhất của sông ngòi châu Phi là gì?
- A. Thủy điện.
-
B. Giao thông.
- C. Thiếu nước.
- D. Ngập lụt.
Câu 20: Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào sau đây?
- A. Ấn Hằng, Mê Công.
- B. Hoàng Hà, Trường Giang.
-
C. Ti-grơ và Ơ-phrát.
- D. A-mua và Ô-bi.
Câu 21: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu khí hậu nào?
- A. Khí hậu gió mùa nhiệt đới.
- B. Khí hậu gió mùa cận nhiệt.
- C. Khí hậu ôn đới gió mùa.
-
D. Khí hậu cận cực gió mùa.
Câu 22: Tiền thân của Liên minh châu Âu là
- A. Khối thị trường chung châu Âu.
- B. Cộng đồng châu Âu.
-
C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
- D. Liên minh châu Âu.
Câu 23: Môi trường xích đạo cây trồng phát triển quanh năm do đâu?
-
A. Nhiệt độ và độ ẩm cao.
- B. Khí hậu ôn hòa.
- C. Nhiệt độ cao, quanh năm không mưa.
- D. Khí hậu khắc nghiệt.
Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi châu Âu?
- A. Lượng nước dồi dào.
- B. Chế độ nước phong phú.
- C. Được cung cấp nước từ nhiều nguồn.
-
D. Sông ngòi tập trung ở phía Bắc.
Câu 25: Tại sao ở khu vực miền núi châu Á thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất?
-
A. Do địa hình chia cắt mạnh.
- B. Do địa hình chủ yếu là các cao nguyên.
- C. Do khí hậu phân hóa đa dạng.
- D. Do diện tích đồi núi cao hiểm trở lớn.
Câu 26: Nguyên nhân làm cho các môi trường nằm đối xứng qua xích đạo là gì?
- A. Các môi trường nhiều như nhau.
- B. Khí hậu phân hóa.
-
C. Xích đạo đi qua chính giữa.
- D. Ven biển.
Câu 27: Đông Nam Á là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới là do đâu?
- A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa và phần lớn tiếp giáp biển Đông.
-
B. Hướng địa hình Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam.
- C. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu.
- D. Địa hình thấp nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
Câu 28: Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở
- A. vùng rừng rậm xích đạo.
- B. hoang mạc Xa-ha-ra.
- C. hoang mạc Ca-la-ha-ri.
-
D. thung lũng sông Nin.
Câu 29: Việc bảo vệ và phục hồi rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á vì?
- A. Vì mục đích kinh tế, đặc biệt khai thác gỗ và chế biến gỗ.
-
B. Diện tích rừng tự nhiên còn ít, nhiều loài động thực vật bị suy giảm nghiêm trọng.
- C. Trồng rừng để chống xói mòn và sạt lở đất ở khu vực miền núi và ven biển.
- D. Đảm bảo sự đa dạng về tự nhiên, số lượng loài động và thực vật.
Câu 30: Vịnh biển lớn nhất ở châu Phi là
-
A. Ghi-nê.
- B. A-đen.
- C. Tadjoura.
- D. A-qa-ba.
Câu 31: Ở khu vực Tây Nam Á phổ biến loại rừng nào sau đây?
-
A. Thảo nguyên, rừng lá cứng địa trung hải.
- B. Hoang mạc và bán hoang mạc, rừng khộp.
- C. Rừng mưa nhiệt đới, cây bụi gai lá cứng.
- D. Rừng lá kim và thảo nguyên ôn đới lạnh.
Câu 32: Châu Phi có khí hậu nóng do
- A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến.
-
B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến.
- C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc.
- D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ.
Câu 33: Châu Phi được mệnh danh là cái nôi của
- A. dịch bệnh.
-
B. loài người.
- C. lúa nước.
- D. đói nghèo.
Câu 34: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI Ở CHÂU ÂU NĂM 1990 VÀ 2020
Nhóm tuổi Năm |
0-14 tuổi |
15-64 tuổi |
Từ 65 tuổi trở lên |
1990 |
20,5 |
66,9 |
12,6 |
2020 |
16,1 |
64,8 |
19,1 |
Hãy nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và 2020.
-
A. Từ 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, trên 64 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
- B. Từ 0-14 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng tăng, trên 64 tuổi có xu hướng giảm mạnh.
- C. Từ 0-14 tuổi và trên 65 tuổi có xu hướng giảm, trên 15-65 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
- D. Từ 65 tuổi và 15-64 tuổi có xu hướng giảm, trên 0-14 tuổi có xu hướng tăng mạnh.
Câu 35: Cho bảng số liệu:
GDP VÀ GDP/NGƯỜI CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2020
Chỉ số |
EU |
Hoa Kỳ |
Nhật Bản |
Trung Quốc |
Thế giới |
GDP (tỉ USD) |
15276 |
20937 |
4975 |
14723 |
84705,4 |
Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về vai trò tỉ trọng GDP của EU so với thế giới.
- A. Tỉ trọng GDP của EU đứng thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kì.
- B. Tỉ trọng GDP của EU cao nhất trên thế giới.
- C. Tỉ trọng GDP của EU thấp nhất trên thế giới.
-
D. Tỉ trọng GDP của EU cao thứ 3 trên thế giới sau Hoa Kì và Trung Quốc.
Câu 36: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?
- A. Đồng bằng Tây Xibia.
- B. Đồng bằng Ấn - Hằng.
-
C. Đồng bằng Trung tâm.
- D. Đồng bằng Hoa Bắc.
Câu 37: Tại sao kênh đào Xuy-ê lại quan trọng không chỉ riêng châu Phi và các châu lục khác trên thế giới?
-
A. Trao đổi hàng hóa quốc tế, rút ngắn thời gian, chi phí, an toàn.
- B. Vị trí gần các nước có nền kinh tế sôi động trên thế giới.
- C. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- D. Trao đổi hàng hóa quốc tế.
Câu 38: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào trong năm?
- A. Mùa xuân.
- B. Mùa hạ.
- C. Mùa thu.
-
D. Mùa đông.
Câu 39: Các quốc gia nào sau đây ở châu Âu tiếp nhận số người nhập cư lớn nhất?
-
A. Đức, Anh và Pháp.
- B. Pháp, Hà Lan và Bỉ.
- C. Anh, Na Uy và Đức.
- D. I-ta-li-a, Bỉ và Anh.
Câu 40: Năng suất lao động ở châu Âu cao nhất trên thế giới do nguyên nhân nào?
- A. Quy mô dân số đông.
- B. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao.
-
C. Trình độ học vấn cao.
- D. Luồng nhập cư lớn trên thế giới.