NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đặc điểm nào không đúng với quá trình đô thị hóa ở châu Âu?
-
A. Ngành kinh tế chủ yếu ở đô thị là nông nghiệp.
- B. Đô thị hóa diễn ra nhanh, xuất hiện nhiều đô thị lớn.
- C. Các đô thị nối liền nhau thành các dải đô thị.
- D. Đô thị hóa ở nông thôn ngày càng mở rộng.
Câu 2: Mục tiêu chung của các quốc gia châu Âu và năm 2030 như thế nào?
-
A. Giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
- B. Tiến hành xử phạt nặng các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- C. Bảo vệ nghiêm ngặt những khu rừng nguyên sinh.
- D. Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.
Câu 3: Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?
- A. Do ảnh hưởng của các dãy núi.
- B. Do lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến.
-
C. Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.
- D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn.
Câu 4: Tại sao hệ thống kênh đào ở Châu Âu lại phát triển?
-
A. Do có nhiều sông, lượng nước dồi dào và được kết nối với nhau thành các kênh đào.
- B. Châu Âu, có diện tích lãnh thổ lớn nhất trên thế giới.
- C. Địa hình đa dạng, phân hóa thành nhiều khu vực địa hình.
- D. Tiếp giáp nhiều biển và đại dương.
Câu 5: Nhận xét nào chưa đúng về khí hậu châu Á?
- A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau.
- B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
- C. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
-
D. Khí hậu châu Á phổ biến là đới khí hậu cực và cận cực.
Câu 6: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường nước ở châu Âu?
-
A. Các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- B. Đô thị hóa diễn ra nhanh và trong thời gian ngắn.
- C. Do lạm dụng kĩ thuật, dân số tăng nhanh.
- D. Sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
Câu 7: Tại sao cảnh quan tự nhiên của Tây Á phần lớn là bán hoang mạc và bán hoang mạc?
- A. Do địa hình cao.
- B. Nằm sâu trong nội địa.
-
C. Điều kiện khí hậu khô.
- D. Gần dòng biển lạnh.
Câu 8: Phần lớn dân số ở châu Âu tập trung chủ yếu ở
-
A. khu vực đô thị.
- B. khu vực nông thôn.
- C. khu vực đồng bằng.
- D. khu vực miền núi.
Câu 9: Tỉ suất tử vong châu Phi giảm nhanh do đâu?
-
A. Đời sống nhân dân cải thiện, những tiến bộ về y tế.
- B. Những tiến bộ y tế, giáo dục.
- C. Đời sống nhân dân được cải thiện.
- D. Những tiến bộ về y tế, chính sách của nhà nước
Câu 10: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
- A. 3.
-
B. 1.
- C. 4.
- D. 2.
Câu 11: Các nước ngoài can thiệp vào các nước châu Phi do đâu?
- A. Dân số đông, tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao.
- B. Nạn đói.
- C. Nhiều di tích lịch sử.
-
D. Xung đột quân sự.
Câu 12: Nguyên nhân nào khiến châu Âu trở thành một châu lục đông dân từ thời cổ đại?
- A. Gia tăng dân số.
- B. Bi bắt làm nô lệ.
- C. Xuất khẩu lao động.
-
D. Nhập cư.
Câu 13: Vì sao biến đổi khí hậu toàn cầu nguy hiểm ở các nước châu Âu?
-
A. Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- B. Sự suy giảm tài nguyên năng lượng và khoáng sản.
- C. Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đưa lượng lớn khí thải vào khí quyển.
- D. Chất thải công nghiệp, sinh hoạt xả trực tiếp vào sông hồ.
Câu 14: Nguyên nhân chính dẫn đến xung đột quân sự ở châu Phi là gì?
- A. Mâu thuẫn giữa các bộ tộc.
-
B. Cạnh tranh tài nguyên nước.
- C. Nhiều tôn giáo, sắc tộc.
- D. Cạnh tranh lương thực.
Câu 15: Thảm thực vật nào chiếm diện tích điển hình ở châu Âu?
-
A. Lá rộng, lá kim.
- B. Lá kim, hỗn giao.
- C. Hỗn giao, đồng cỏ.
- D. Đồng cỏ, lá rộng.
Câu 16: Đâu không phải là đặc điểm khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?
- A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp theo quy mô lớn.
- B. Nhiệt độ và độ ẩm cao.
- C. Tầng mùn trong đất dễ bị nước mưa rửa trôi.
-
D. Hình thành vùng trồng cây ăn quả và cây ăn quả.
Câu 17: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?
-
A. Hi-ma-lay-a.
- B. Côn Luân.
- C. Thiên Sơn.
- D. Cap-ca.
Câu 18: Nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện ở môi trường hoang mạc do đâu?
- A. Các cuộc thăm dò địa lí.
-
B. Tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.
- C. Công nghiệp khai khoáng.
- D. Chính sách phát triển kinh tế.
Câu 19: Hiện nay dân cư châu Á có xu hướng chuyển biến như thế nào?
- A. Chuyển biến theo hướng trẻ hóa.
- B. Mất cân bằng giới tính.
-
C. Chuyển biến theo hướng già hóa.
- D. Chuyển biến cơ cấu dân số trẻ.
Câu 20: Tại sao việc di cư trong nội bộ châu Âu ngày càng gia tăng ở châu Âu?
-
A. Nhu cầu về nguồn lao động và việc làm.
- B. Do xung đột sắc tộc ở các quốc gia.
- C. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh ở các nước phát triển.
- D. Do thiên tai, thời tiết cực đoan.
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình châu Phi?
- A. Một khối cao nguyên khổng lồ.
- B. Độ cao trung bình khoảng 750m.
- C. Có ít núi cao và đồng bằng thấp.
-
D. Địa hình lòng máng khổng lồ.
Câu 22: Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á?
- A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á.
- B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á.
-
C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống, đón gió mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía Nam.
- D. Gây ra hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á.
Câu 23: Để bảo vệ môi trường nước trong lĩnh vực nông nghiệp các nước châu Âu đã sử dụng biện pháp gì?
-
A. Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại.
- B. Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
- C. Phạt nặng các hành vi lạm dụng hóa chất độc hại.
- D. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phù hợp với đất.
Câu 24: Để bảo vệ tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo cần phải làm gì?
- A. Xây dựng công trình thủy lợi.
- B. Cải tạo đất bằng biện pháp tăng canh, gối vụ.
-
C. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
- D. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
Câu 25: Hình thức canh tác nào được sử dụng trong khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?
- A. Hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp.
- B. Tập trung khai thác khoáng sản đặc biệt là: dầu mỏ và dầu khí.
-
C. Chăn nuôi du mục.
- D. Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp.
Câu 26: Kiểu khí hậu nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu?
-
A. Ôn đới.
- B. Nhiệt đới.
- C. Địa Trung Hải.
- D. Cận cực.
Câu 27: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là gì?
-
A. Bồn địa và sơn nguyên.
- B. Sơn nguyên và núi cao.
- C. Núi cao và đồng bằng.
- D. Đồng bằng và bồn địa.
Câu 28: Airbus là thương hiệu máy bay nổi tiếng của trung tâm kinh tế nào?
- A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
-
B. Liên minh châu Âu (EU).
- C. Liên minh châu Phi (AU).
- D. Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Câu 29: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới cần chú ý gì?
-
A. Xây dựng công trình thủy lợi.
- B. Bảo vệ rừng và trồng rừng.
- C. Chống khô hạn và hoang mạc hóa.
- D. Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng.
Câu 30: Môi trường xích đạo cây trồng phát triển quanh năm do đâu?
-
A. Nhiệt độ và độ ẩm cao.
- B. Khí hậu ôn hòa.
- C. Nhiệt độ cao, quanh năm không mưa.
- D. Khí hậu khắc nghiệt.
Câu 31: Các đô thị trên 20 triệu dân trở lên ở châu Á thường phân bố ở đâu?
- A. Sâu trong nội địa.
- B. Phía Bắc châu Á.
-
C. Ven biển.
- D. Đồng bằng.
Câu 32: Cho bảng số liệu:
GDP CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) SO VỚI THẾ GIỚI
Chỉ số |
EU |
Thế giới |
GDP (tỉ USD) |
15276 |
84705,4 |
Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP của Liên minh châu Âu (EU) so với thế giới.
-
A. Biểu đồ tròn.
- B. Biểu đồ cột.
- C. Biểu đồ đường.
- D. Biểu đồ cột ghép.
Câu 33: Châu Phi có nguồn trữ năng thủy điện lớn do đâu?
- A. Diện tích lãnh thổ rộng.
- B. Nhiều sông lớn.
-
C. Sông có nhiều thác ghềnh.
- D. Nhiều hồ tự nhiên.
Câu 34: Miền địa hình nào nằm giữa khu vực Nam Á và Đông Á?
- A. Đồng bằng Ấn-Hằng.
- B. Sơn nguyên Đê-can.
- C. Dãy Gát Đông và Gát Tây.
-
D. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a.
Câu 35: Ở châu Âu có mấy kiểu khí hậu chính?
- A. Hai kiểu.
-
B. Ba kiểu.
- C. Bốn kiểu.
- D. Năm kiểu.
Câu 36: Quần thể di sản lịch sử nào lớn nhất châu Phi?
- A. Giấy Pa-pi-rút.
- B. Chữ viết tượng hình.
- C. Phép tính diện tích các hình.
-
D. Kim tự tháp (Ai Cập).
Câu 37: Phần hải đảo của Đông Á chịu ảnh hưởng của những thiên tai nào?
- A. Bão tuyết.
-
B. Động đất, núi lửa.
- C. Lốc xoáy.
- D. Hạn hán kéo dài.
Câu 38: “Vành đai xanh” được thành lập với mục đích gì?
- A. Giữ gìn đa dạng sinh học.
- B. Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
C. Chống lại tình trạng hoang mạc hóa.
- D. Phát triển du lịch sinh thái.
Câu 39: Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung như thế nào?
-
A. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng cao và dẫn tới lạm phát.
- B. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU.
- C. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ.
- D. Làm phức tạp công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia.
Câu 40: Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi?
- A. Bùng nổ dân số.
- B. Xung đột tộc người.
- C. Sự can thiệp của nước ngoài.
-
D. Hạn hán, lũ lụt.