NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ứng dụng công nghệ trong quản lí vật nuôi có lợi ích gì?
-
A. Theo dõi được hoạt động thường ngày của người lao động chăn nuôi.
-
B. Quản lí được đàn vật nuôi với quy mô nhỏ, số lượng vật nuôi ít.
-
C. Nắm được tình trạng địa hình nơi đang chăn thả đàn vật nuôi.
-
D. Theo dõi được tình trạng sức khỏe, chu kì sinh sản,… của vật nuôi.
Câu 2: Gà Đông Tảo có xuất xứ ở địa phương nào sau đây?
-
A. Văn Lâm – Hưng Yên.
-
B. Khoái Châu – Hưng Yên.
-
C. Tiên Lữ - Hưng Yên.
-
D. Văn Giang – Hưng Yên.
Câu 3: Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi non như thế nào?
-
A. Ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm, miễn dịch của vật nuôi non.
-
B. Ảnh hưởng đến khả năng bú sữa mẹ của vật nuôi non.
-
C. Ảnh hưởng đến khả năng vận động của vật nuôi non.
-
D. Ảnh hưởng đến thời gian vật nuôi non ngủ trong ngày.
Câu 4: Quan sát hình ảnh bên và cho biết người chăn nuôi đang làm công việc gì để phòng bệnh cho gà.
-
A. Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi
-
B. Tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà
-
C. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho gà
-
D. Tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi
Câu 5: Hình thức khai thác thủy sản nào sau đây là đúng quy định?
-
A. Sử dụng thuốc nổ.
-
B. Sử dụng kích điện.
-
C. Khai thác trong mùa sinh sản.
-
D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép.
Câu 6: Tình trạng, chất lượng ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất?
-
A. Màu nâu đen
-
B. Màu cam vàng
-
C. Màu xanh rêu
-
D. Màu xanh lục hoặc vàng lục
Câu 7: Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là:
-
A. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư.
-
B. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ.
-
C. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác.
-
D. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường.
Câu 8: Cần nuôi dưỡng và chăm sóc như thế nào để vật nuôi non khoẻ mạnh, phát triển và kháng bệnh tốt?
-
A. Cung cấp thức ăn có đủ năng lượng, protein, vitamin và chất khoảng
-
B. Kiểm tra định kì thể trọng, tinh dịch của vật nuôi.
-
C. Thường xuyên tắm, chải cho vật nuôi non.
-
D. Cung cấp đủ calcium và các chất dinh dưỡng để tạo trứng.
Câu 9: Mô tả nào sau đây là sai về yêu cầu của chuồng trại nuôi gà thịt thả vườn?
-
A. Nền chuồng phải đảm bảo khô ráo, dễ dọn vệ sinh
-
B. Cửa chuồng nuôi mở ra hướng tây hoặc tây nam
-
C. Thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà
-
D. Có đèn thắp sáng để sưởi ấm cho gà vào mùa đông
Câu 10: Đánh bắt cả đàn cá bố mẹ là thuộc nguyên nhân nào gây ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản?
-
A. Khai thác cường độ cao mang tính hủy diệt
-
B. Đắp đập, ngăn sông, xây dựng hồ chứa
-
C. Phá hoại rừng đầu nguồn
-
D. Ô nhiễm môi trường nước
Câu 11: Cho tôm, cá ăn như thế nào để tránh lãng phí thức ăn và không gây ô nhiễm môi trường nuôi?
-
A. Cho lượng thức ăn ít
-
B. Cho lượng thức ăn nhiều
-
C. Cho lượng thức ăn vừa đủ, cho ăn nhiều lần và theo quy định.
-
D. Phối hợp nhiều loại thức ăn và phối hợp bón phân hữu cơ vào ao.
Câu 12: Đâu là nội dung không đúng về vai trò của ngành nuôi thủy sản với nền kinh tế nước ta?
-
A. Góp phần đáp ứng nhu cầu về thực phẩm của con người
-
B. Góp phần cải thiện đời sống cho người lao động
-
C. Nuôi thủy sản có thể tạo đà cho phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi
-
D. Tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác
Câu 13: Nếu nhiệt độ trong chuồng úm thích hợp với nhu cầu của cơ thể thì gà con sẽ có biểu hiện nào sau đây?
-
A. Chụm lại thành đám ở dưới đèn úm.
-
B. Tản ra, tránh xa đèn úm.
-
C. Phân bố đều trên sàn, ăn uống và đi lại bình thường.
-
D. Chụm lại một phía trong quây.
Câu 14: Mục đích của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống là gì?
-
A. Để đàn con có tỉ lệ sống cao đến lúc cai sữa.
-
B. Để đàn con dễ thích nghi với điều kiện sống.
-
C. Để vật nuôi có khả năng phối giống cao, đàn con khoẻ mạnh.
-
D. Để hệ tiêu hoá của vật nuôi đực giống phát triển hoàn thiện.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải là của vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta?
-
A. Được nuôi ở hầu hết các địa phương.
-
B. Được nuôi tại một số địa phương nhất định.
-
C. Sản phẩm thơm ngon, được nhiều người yêu thích.
-
D. Sản phẩm dễ bán, giá cao, góp phần đem lại thu nhập cao cho người lao động.
Câu 16: Tình huống: Bạn Quang có tính cẩn thận và rất yêu động vật. Quang mơ ước sau này sẽ nghiên cứu tạo ra các loại vaccine để phòng bệnh cho vật nuôi. Theo em, bạn Quang phù hợp với ngành nghề nào trong chăn nuôi?
-
A. Nhân viên y tế.
-
B. Bác sĩ điều dưỡng.
-
C. Bác sĩ thú y.
-
D. Kĩ sư chăn nuôi.
Câu 17: Để phân biệt các giống gia cầm, ta dựa vào các đặc điểm nào?
-
A. Khả năng đề kháng dịch bệnh của gia cầm.
-
B. Đặc điểm ngoại hình, tầm vóc, màu lông.
-
C. Khả năng sinh trưởng và phát triển.
-
D. Khả năng sinh sản.
Câu 18: Biện pháp kĩ thuật nào dưới đây không phù hợp với việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?
-
A. Chăm sóc và nuôi dưỡng con mẹ tốt.
-
B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
-
C. Giữ ấm cơ thể.
-
D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
Câu 19: Vườn chăn thả đem lại những lợi ích gì cho đàn gà thịt thả vườn?
-
A. Nơi gà nghỉ ngơi, tránh nắng, mưa
-
B. Nơi gà chạy nhảy, vận động
-
C. Nơi gà ăn và uống nước
-
D. Nơi bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vitamin cho gà
Câu 20: Vì sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi thủy sản?
-
A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
-
B. Nước ta có nhiều giống thủy sản mới, lạ.
-
C. Nước ta có diện tích trồng lúa bao phủ khắp cả nước
-
D. Người dân nước ta cần cù, chịu khó, ham học hỏi
Câu 21: Chất dinh dưỡng hòa tan trong nước là thức ăn cho
-
A. Thức vật phù du
-
B. Vi khuẩn
-
C. Thực vật bậc cao
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 22: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý như thế nào?
-
A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí
-
B. Tháo nước cũ, bơm nước sạch
-
C. Cả A và B đều đúng
-
D. Cả A và B đều sai
Câu 23: Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?
-
A. Cải tạo độ mặn cho nước ao.
-
B. Tạo độ trong cho nước ao.
-
C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.
-
D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.
Câu 24: Nồng độ tối đa của chì trong môi trường nuôi thủy sản là bao nhiêu?
-
A. 0,05 – 0,1 mg/l
-
B. 0,1 mg/l
-
C. 0,2 – 0,3 mg/l
-
D. 0,3 – 0,4 mg/l
Câu 25: Bón phân hữu cơ vào ao trước khi thả tôm, cá có ảnh hưởng đến tính chất nào của nước?
-
A. Các muối hòa tan trong nước
-
B. Độ PH của nước
-
C. Nhiệt độ của nước
-
D. Các khí hòa tan trong nước
Câu 26: Tình huống: Bạn Hương rất yêu động vật, thích chăm sóc vật nuôi, yêu thích nghiên cứu khoa học. Hương ước mơ sau này sẽ nghiên cứu tạo ra nhiều công thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi. Theo em, bạn Hương phù hợp với ngành nghề nào trong chăn nuôi?
-
A. Nhân viên y tế.
-
B. Bác sĩ điều dưỡng.
-
C. Bác sĩ thú y.
-
D. Kĩ sư chăn nuôi.
Câu 27: Theo em, chăn nuôi và trồng trọt có quan hệ với nhau như thế nào?
-
A. Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
-
B. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.
-
C. Cả A và B.
-
D. Không có mối quan hệ, riêng biệt.
Câu 28: Đặc điểm nào không phải của các giống gà nuôi thả vườn?
-
A. Dáng đi nặng nề, lạch bạch
-
B. Màu sắc lông sặc sỡ
-
C. Hình thể to lớn, vạm vỡ
-
D. Dễ thích nghi với điều kiện khí hậu
Câu 29: Đâu không phải biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
-
1. Cần thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái.
-
2. Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa tôm, cá sinh sản.
-
3. Khai thác tối đa các loài thuỷ sản quý hiếm.
-
4. Nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những phương tiện có tính chất huỷ diệt.
Câu 30: Đo nhiệt độ của nước có bước nào sau đây?
-
A. Nhúng nhiệt kế vào nước
-
B. Quan sát và đọc kết quả
-
C. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh môi trường
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 31: Phương pháp lắng (lọc) thường phải để thời gian bao lâu để các tạp chất lắng đọng?
-
A. 12 – 24 giờ
-
B. 1 – 2 ngày
-
C. 2 – 3 ngày
-
D. 3 – 5 ngày
Câu 32: Bộ phận nào trên cơ thể của cá không được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi?
-
A. Vây cá
-
B. Vảy cá
-
C. Nội tạng cá
-
D. Thịt cá
Câu 33: Các hóa chất thường được dùng để diệt khuẩn môi trường nước là gì?
-
A. Clo 0,2 – 0,4 mg/l
-
B. CaO〖Cl〗_2 2%
-
C. Formon 3%
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 34: Nếu độ trong của nước ao lớn hơn 50 cm, nhận định nào sau đây là đúng?
-
A. Thực vật phù du trong ao phát triển quá mạnh.
-
B. Ao giàu chất dinh dưỡng (phú dưỡng).
-
C. Ao nghèo dinh dưỡng, ít thực vật phù du
-
D. Nước ao bị đục
Câu 35: Khu vực nào ở nước ta nuôi cá tra, cá ba sa để xuất khẩu?
-
A. Đồng bằng sông Hồng
-
B. Đồng bằng sông Cửu Long
-
C. Đồng bằng Nam Trung Bộ
-
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 36: Ba giai đoạn của lợn cái sinh sản lần lượt là:
-
A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
-
B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn mang thai.
-
C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
-
D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn hậu bị.
Câu 37: Loại tôm nào là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta?
-
A. Tôm thẻ chân trắng.
-
B. Tôm hùm.
-
C. Tôm càng xanh.
-
D. Tôm đồng
Câu 38: Biện pháp nào sau đây không đúng khi phòng bệnh cho gà?
-
A. Chuồng trại cách li với nhà ở; thoáng mát, hợp vệ sinh.
-
B. Ăn uống đủ chất, đủ lượng.
-
C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ.
-
D. Cho uống thuốc kháng sinh định kì.
Câu 39: Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, đâu không phải nguyên tắc cần tuân thủ ?
1. Sử dụng thuốc phù hợp cho mỗi loại bệnh.
2. Cần cho gà dùng thuốc càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay khi có dấu hiệu của bệnh.
3. Khi thấy gà có dấu hiệu khỏi bệnh thì ngừng cho gà sử dụng thuốc.
4. Dùng liều tấn công vào ngày đầu tiên (gấp 1,5 liều điều trị) và dùng liều điều trị vào các ngày tiếp theo.
5. Cần tính lượng thuốc theo liều/gam thể trọng của gà, chia lượng thuốc trong ngày thành hai lần để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
6. Dùng liên tục từ 3 ngày đến 5 ngày.
-
A. 2
-
B. 3
-
C. 4
-
D. 6
Câu 40: Nồng độ tối đa của amôniac trong môi trường nuôi thủy sản là bao nhiêu
-
A. 0,05 – 0,1 mg/l
-
B. 0,1 – 0,2 mg/l
-
C. 0,2 – 0,3 mg/l
-
D. 0,3 – 0,4 mg/l