NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nuôi gà có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa |
2. Trứng |
3. Thịt |
4. Sức kéo |
5. Phân hữu cơ |
6. Lông vũ. |
-
A. 1, 2, 3, 5.
-
B. 2, 3, 5, 6.
-
C. 2, 3, 4, 5.
-
D. 1, 2, 5, 6.
Câu 2: Nuôi lợn (heo) có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây?
1. Sữa |
2. Trứng |
3. Thịt |
4. Sức kéo |
5. Phân hữu cơ |
6. Lông vũ. |
-
A. 1, 3.
-
B. 3, 4.
-
C. 3, 5.
-
D. 4, 6.
Câu 3: Ý nào đưới đây là phù hợp nhất để mô tả chăn nuôi thông minh?
-
A. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tính bền vững trong chăn nuôi; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
-
B. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
-
C. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
-
D. Ứng dụng một cách thích hợp các công nghệ thông minh nhằm giảm chi phí nhân công; là xu thế chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A. Sản phẩm chăn nuôi rất phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy phát triển chăn nuôi sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con người.
-
B. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, vì vậy phát triển chăn nuôi sẽ góp phần cải thiện đời sống người lao động.
-
C. Chăn nuôi làm giảm ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu.
-
D. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Câu 5: Khi cúm gà con, cần bỏ quây để gà đi lại tự do vào thời gian nào là phù hợp nhất?
-
A. Sau từ 1 đến 2 tuần tuổi.
-
B. Sau từ 2 đến 3 tuần tuổi.
-
C. Sau từ 3 đến 4 tuần tuổi.
-
D. Sau khoảng 8 tuần tuổi.
Câu 6: Tại sao cần tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi?
-
A. Ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh phát sinh, tránh lây nhiễm.
-
B. Giữ vệ sinh chuồng trại chăn nuôi
-
C. Làm sạch môi trường sống xung quanh
-
D. Tiêu diệt sinh vật có hại cho vật nuôi (muỗi, côn trùng)
Câu 7: Mô tả nào sau đây là sai về yêu cầu của chuồng trại nuôi gà thịt thả vườn?
-
A. Nền chuồng phải đảm bảo khô ráo, dễ dọn vệ sinh
-
B. Cửa chuồng nuôi mở ra hướng tây hoặc tây nam
-
C. Thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà
-
D. Có đèn thắp sáng để sưởi ấm cho gà vào mùa đông
Câu 8: Thể trạng của gà con giống ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển của đàn gà?
-
A. Đàn gà con dễ thích nghi với môi trường sống
-
B. Màu lông của gà không thay đổi
-
C. Đàn gà ít mắc bệnh, phát triển nhanh
-
D. Khả năng tiêu hóa thức ăn của gà tốt
Câu 8: Môi trường, đặc điểm sống của tôm thẻ chân trắng là?
-
A. (môi trường nước ngọt): ao, ruộng lúa.
-
B. (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.
-
C. (thủy sản nước lợ): ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi..
-
D. (nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn): sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ
Câu 9: Hành động nào sau đây có thể làm giảm ô nhiễm nguồn nước?
-
A. Vứt bỏ vỏ chai, vỏ túi thuốc trừ sâu sau khi sử dụng ngay tại ruộng.
-
B. Bón phân quá mức.
-
C. Phun thuốc trừ sâu quá mức.
-
D. Sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc.
Câu 10: Muốn khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hợp lí, cần tiến hành thực hiện biện pháp gì?
-
A. Tận dụng tối đa diện tích mặt nước nuôi thủy sản, có biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
-
B. Cải tiến và nâng cao các biện pháp nuôi thủy sản
-
C. Chọn nuôi những loại thủy sản có tốc độ lớn nhanh, hệ số thức ăn thấp
-
D. Tất cả các ý trên
Câu 11: Đâu là miêu tả phù hợp của phương pháp sử dụng ao lắng?
-
A. Sử dụng một số loại vi sinh vật có lợi phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi
-
B. Sử dụng chlorine 2% để diệt khuẩn
-
C. Các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch ở phía trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản
-
D. Sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoá dạng nitrogen độc sang dạng không độc
Câu 12: Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động thủysản?
-
A. Khai thác thuỷ sản bằng cách nổ mìn.
-
B. Trồng rừng ngập mặn.
-
C. Xây đường dẫn cá vượt đập thuỷ điện.
- D. Thả tôm, cá giống để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
Câu 13: Chất thải từ hoạt động luyện kim là gì?
-
A. Hoá chất độc hại.
-
B. Phân bón.
-
C. Thuốc trừ sâu.
-
D. Vi sinh vật gây bệnh.
Câu 14: Nguyên nhân làm cho màu nước ao nuôi thủy sản có màu vàng cam?
-
A. Chứa nhiều tảo lục, tảo silic (có giá trị dinh dưỡng cao)
-
B. Chứa nhiều tảo lam (gây hại cho tôm cá)
-
C. Nước nhiễm phèn
-
D. Chứa nhiều chất hữu cơ phân hủy, thức ăn dư thừa, nhiều khí độc
Câu 15: Đâu không phải triển vọng của ngành chăn nuôi ở Việt Nam?
-
A. Chăn nuôi hữu cơ
-
B. Phát triển chăn nuôi nông hộ
-
C. Phát triển chăn nuôi trang trại
-
D. Liên kết giữa các khâu chăn nuôi, giết mổ và phân phối
Câu 16: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò?
-
A. Trứng.
-
B. Thịt.
-
C. Sữa.
-
D. Da.
Câu 17: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?
-
A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.
-
B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
-
C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
-
D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.
Câu 18: Để phân biệt các giống gia cầm, ta dựa vào các đặc điểm nào?
-
A. Khả năng đề kháng dịch bệnh của gia cầm
-
B. Đặc điểm ngoại hình, tầm vóc, màu lông
-
C. Khả năng sinh trưởng và phát triển
-
D. Khả năng sinh sản
Câu 19: Đặc điểm khác nhau giữa lợn Landrace và lợn Yorkshire là
-
A. Thân
-
B. Màu da, màu lông
-
C. Tai
-
D. Tỉ lệ nạc
Câu 20: Việt Nam có bao nhiêu phương thức chăn nuôi phổ biến?
-
A. 2
-
B. 3
-
C. 4
-
D. 5
Câu 21: Vì sao gia súc ăn cỏ được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên?
-
A. Có đồng cỏ tự nhiên thuận lợi để chăn thả gia súc ăn cỏ
-
B. Có nguồn thức ăn dồi dào cung cấp cho gia súc ăn cỏ
-
C. Điều kiện khí hậu hạn chế phát sinh dịch bệnh ở gia súc ăn cỏ
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 22: Mục đích của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống là gì?
- A. Để đàn con có tỉ lệ sống cao đến lúc cai sữa
- B. Để đàn con dễ thích nghi với điều kiện sống
-
C. Để vật nuôi có khả năng phối giống cao, đàn con khỏe mạnh
- D. Để hệ tiêu hóa của vật nuôi đự giống phát triển hoàn thiện
Câu 23: Mục đích của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống là gì?
-
A. Để đàn con có tỉ lệ sống cao đến lúc cai sữa
-
B. Để đàn con dễ thích nghi với điều kiện sống
-
C. Để vật nuôi có khả năng phối giống cao, đàn con khỏe mạnh
-
D. Để hệ tiêu hóa của vật nuôi đự giống phát triển hoàn thiện
Câu 24: Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non có ý nghĩa quan trọng bởi vì:
-
A. Con vật còn nhỏ nên ăn ít.
-
B. Con vật còn nhỏ nên đáng yêu hơn.
-
C. Giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi.
-
D. Con vật còn nhỏ nên dễ chăm sóc.
Câu 25: Đâu không phải công việc cần làm để đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh?
-
A. Cung cấp thức ăn đủ dinh dưỡng cho vật nuôi
-
B. Tiêm phòng bệnh định kì cho vật nuôi
-
C. Xây dựng bãi chăn thả dốc và thoát nước
-
D. Che kín chuồng nuôi không để nắng buổi sáng chiếu vào
Câu 26: Tác dụng của việc thả gà ra vườn chăn thả khi mặt trời mọc và lùa gà về chuồng trước lúc mặt trời lặn để:
-
A. tăng cường thêm chất dinh dưỡng cho gà
-
B. xương và cơ thể gà rắn chắc hơn
-
C. hạn chế tình trạng gà tái nhiễm bệnh sau khi trị bệnh
-
D. hoàn thiện chức năng tiêu hóa của gà con
Câu 27: Vườn (bãi) chăn thả gà nên có diện tích tối thiểu là bao nhiêu thì phù hợp?
-
A. 1 - 2 m2/con
-
B. 0,5 - 2 m2/con
-
C. 0,5 - 1 m2/con
-
D. 0,2 - 0,5 m2/con
Câu 28: Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam có mấy loại?
-
A. 1
-
B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 29: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản?
-
A. Ruốc cá hồi.
-
B. Xúc xích.
-
C. Cá thu đóng hộp.
-
D. Tôm nõn.
Câu 30: Việc vệ sinh, xử lí ao nuôi trước khi cho nước sạch vào để nuôi tôm, cá có tác dụng gì?
- A. Làm tăng chất lượng thức ăn trong ao nuôi
-
B. Diệt trừ vi khuẩn gây hại, phòng bệnh cho tôm, cá
- C. Làm giảm độ chua (PH) của nước trong ao nuôi
- D. Giảm hiện tượng thiếu oxygen trong nước.
Câu 31: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào?
-
A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí
-
B. Tháo nước cũ, thay bằng nước sạch
-
C. Cả A và B đều đúng
-
D. Cả A và B đều sai
Câu 32: Tình trạng, chất lượng ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong nuôi thủy sản, màu nước nào là tốt nhất?
-
A. Màu nâu đen
-
B. Màu cam vàng
-
C. Màu xanh rêu
-
D. Màu xanh lục hoặc vàng lục
Câu 33: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?
-
A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
-
B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.
-
C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.
-
D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
Câu 34: Nhiệt độ nước thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của đa số các loài cá là
-
A. từ 15 °C đến 20 °C.
-
B. từ 20 °C đến 25 °C.
-
C. từ 20 °C đến 30 °C.
-
D. từ 29 °C đến 32 °C.
Câu 35: Muốn nuôi tôm, cá đạt năng suất cao, tránh được dịch bệnh cần phải làm thế nào?
-
A. Thực hiện đầy đủ các biện pháp cải tạo ao như: xử lí nguồn nước; chọn giống tốt; cho ăn đúng kĩ thuật; quản lí, chăm sóc và phòng, trị bệnh tốt cho tôm, cá nuôi.
-
B. Chỉ cần cho ăn đúng kĩ thuật
-
C. Chỉ cần quản lí, chăm sóc tốt
-
D. Chỉ cần cải tạo ao và xử lí tốt nguồn nước trước khi thả giống.
Câu 36: Người ta thường phòng trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây?
-
A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá.
-
B. Tiêm thuốc cho cá.
-
C. Bôi thuốc cho cá.
-
D. Cho cá uống thuốc.
Câu 37: Môi trường nước bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào?
-
A. các nguồn lợi thủy sản bị khai thác triệt để
-
B. Nước thải công nghiệp, nông nghiệp không xử lí đổ ra ao, hồ, kênh rạch.
-
C. Tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến các mặt hàng thực phẩm
-
D. Tăng xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
Câu 38: Đặc điểm cơ bản của nghề bác sĩ thú y là?
-
A. Nghiên cứu về giống vật nuôi
-
B. Chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi
-
C. Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi
-
D. Nghiên cứu và tư vấn để cải tiến các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản
Câu 39: Đặc điểm cơ bản của nghề nhà chăn nuôi là?
-
A. Nghiên cứu về giống vật nuôi
-
B. Chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi
-
C. Tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi
-
D. Nghiên cứu và tư vấn để cải tiến các kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản
Câu 40: Đối với những người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi, cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
-
A. Có kiến thức đầy đủ về đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi, các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.
-
B. Có kĩ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; kĩ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực chăn nuôi.
-
C. Yêu thích động vật, có tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng với yêu cầu của công việc chăn nuôi.
-
D. Cả 3 đáp án trên.