Câu 1: Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?
- A. . Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.
- B. Chỉ cần trung thực với cấp trên.
- C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật.
-
D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.
Câu 2: Biểu hiện của đức tính trung thực là?
- A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.
- B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
- C. Không nói dối.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Điền những từ hoặc cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để làm rõ thế nào là trung thực:
"Trung thực là luôn tôn trọng............. , tôn trọng chân lí,......; sống ngay thẳng,................và dám ....................... nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm".
- A. Tôn trọng lẽ phải, sự thật, thật thà, dũng cảm
- B. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, dũng cảm
- C. Tôn trọng sự thật, điều đúng đắn, thật thà, đứng ra
-
D. Tôn trọng sự thật, lẽ phải, thật thà, đứng ra
Câu 4: Biểu hiện của không trung thực là?
- A. Giả vờ ốm để không phải đi học.
- B. Nói dối mẹ để đi chơi game.
- C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Sếc–xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?
- A. Đức tính thật thà.
- B. Đức tính khiêm tốn.
- C. Đức tính tiết kiệm.
-
D. Đức tính trung thực.
Câu 6: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.
- B. Mang tiền về cho bố mẹ.
-
C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
- D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.
Câu 7: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
- A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.
- B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
- C. Được mọi người tin yêu, kính trọng.
-
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
- A. Coi như không biết.
- B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
- C. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật.
-
D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
Câu 9: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?
- A. Xa hoa, lãng phí.
- B. Cần cù, siêng năng.
- C. Tiết kiệm.
- D. Trung thực.
Câu 10: Ý nghĩa của bài thơ:
Ai ơi! giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai
Xin đừng làm, nói đơn sai
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha
Anh em một họ một nhà
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần
-
A. Tính trung thực
- B. Tính tự chủ
- C. Yêu thương con người
- D. Tình anh em
Câu 11: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?
- A. Giản dị.
- B. Tiết kiệm.
-
C. Trung thực.
- D. Khiêm tốn.
Câu 12: Ca dao tục ngữ thể hiện tính trung thực
- A. Cây ngay không sợ chết đứng
- B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
- C. Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
-
D. A, B, C đúng
Câu 13: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ?
- A. Đức tính thật thà.
- B. Đức tính khiêm tốn.
- C. Đức tính tiết kiệm.
-
D. Đức tính trung thực.
Câu 14: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực.
- A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra
- B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi
-
C. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn
- D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất
Câu 15: Đối lập với trung thực là?
-
A. Giả dối.
- B. Tiết kiệm.
- C. Chăm chỉ.
- D. Khiêm tốn.