Trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B?

  • A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí.
  • B. Bạn B là người vô tâm.
  • C. Bạn B là người tiết kiệm.
  • D. Bạn B là người vô ý thức.

Câu 2: Biểu hiện của sống giản dị là?

  • A. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.
  • B. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.
  • C. Sống hòa đồng với bạn bè.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 3: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

  • A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
  • B. Được mọi người chia sẻ khó khăn.
  • C. Được mọi người yêu mến.
  • D. Được mọi người giúp đỡ.

Câu 4: Đối lập với giản dị là?

  • A. Xa hoa, lãng phí.
  • B. Cần cù, siêng năng.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Thẳng thắn.

Câu 5: Biểu hiện của sống không giản dị là?

  • A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
  • B. Không chơi với bạn khác giới.
  • C. Không giao tiếp với người dân tộc.
  • D. Cả A,B,C.

Câu 6:  Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì?

  • A. Lối sống không giản dị.
  • B. Lối sống tiết kiệm.
  • C. Đức tính cần cù.
  • D. Đức tính khiêm tốn.

Câu 7: Sống giản dị là sống phù hợp với….của bản thân, gia đình và xã hội?. Trong dấu “…” đó là?

  • A. Điều kiện.
  • B. Hoàn cảnh.
  • C. Điều kiện, hoàn cảnh.
  • D. Năng lực.

Câu 8: Sống giản dị là:

  • A. Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.
  • B. Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.
  • C. Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của công, không xa hoa lãng phí.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?

  • A. Giản dị.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Trung thực.
  • D. Khiêm tốn.

Câu 10: Ca dao tục ngữ thể hiện tính trung thực

  • A. Cây ngay không sợ chết đứng
  • B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành
  • C. Người gian thì sợ người ngay/ Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo
  • D. A, B, C đúng

Câu 11: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào ?

  • A. Đức tính thật thà.
  • B. Đức tính khiêm tốn.
  • C. Đức tính tiết kiệm.
  • D. Đức tính trung thực.

Câu 12: Hành vi nào sau đây không biểu hiện tính trung thực.

  • A. Không chỉ bài cho bạn trong giờ kiểm tra
  • B. Không bao che cho bạn khi mắc lỗi
  • C. Để đạt điểm cao khi kiểm tra N nhìn trộm bài của bạn
  • D. Nhặt được của rơi trả cho người bị mất

Câu 13: Đối lập với trung thực là?

  • A. Giả dối.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Chăm chỉ.
  • D. Khiêm tốn.

Câu 14: Trong giờ sinh hoạt lớp, trong tuần 3 bạn K bị mắc 7 lỗi nói chuyện trong giờ học và 2 lỗi vi phạm quy chế thi. Đã nhiều lần cô giáo nhắc nhở nhưng bạn K vẫn vi phạm và bạn K cho rằng bạn K làm gì thì kệ bạn K không liên quan đến các bạn và cô giáo. Là bạn học cùng lớp em sẽ làm gì để giúp bạn K cải thiện tính đó?

  • A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
  • B. Nói với bố mẹ bạn K để bố mẹ bạn K dạy giỗ.
  • C. Không chơi cùng với bạn K vì bạn K là người vô ý thức.
  • D. Nhắc nhở, giúp đỡ bạn trong học tập và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

Câu 15: Đã nhiều lần bạn V hứa trước lớp là sẽ không nói chuyện trong giờ. Nhiều lần nhắc nhỏ nhưng bạn V vẫn vi phạm lỗi. Điều đó cho thấy V là người như thế nào?

  • A. V là người không có lòng tự trọng.
  • B. V là người lười biếng.
  • C. V là người dối trá.
  • D. V là người vô cảm.

Câu 16: Không làm được bài nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. Hành động đó thể hiện?

  • A. Thật thà.
  • B. Lòng tự trọng.
  • C. Chăm chỉ.
  • D. Khiêm tốn.

Câu 17: Người không có tự trọng

  • A. Luôn làm sai
  • B. Luôn trách mắng người khác mà không nhận lỗi ở mình
  • C. Luôn trốn tránh những công việc được giao
  • D. A, B, C

Câu 18: Tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì ?

  • A. Giản dị.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Lòng tự trọng.
  • D. Khiêm tốn.

Câu 19: Trong giờ chào cờ, bạn Q liên tục ngồi nói chuyện, nói tục và chửi bậy các bạn trong lớp. Thầy giáo P đã phát hiện bạn Q nói chuyện trong giờ chào cờ nên đề nghị bạn Q lên đứng trước cờ. Tuy nhiên bạn Q đứng trước cờ nhưng vẫn cười đùa, trêu trọc các bạn ngồi dưới. Điều đó cho thấy Q là người như thế nào?

  • A. Q là người vô duyên.
  • B. Q là người vô cảm.
  • C. Q là người không trung thực.
  • D. Q là người không có lòng tự trọng.

Câu 20: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

  • A. Lòng yêu thương mọi người.
  • B. Tinh thần đoàn kết.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Lòng trung thành.

Câu 21:  Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?

  • A. Khuyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
  • B. Gặt lúa giúp gia đình người già.
  • C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 22: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

  • A. Đức tính chăm chỉ, cần cù.
  • B. Đức tính tiết kiệm.
  • C. Tinh thần kỷ luật.
  • D. Lòng yêu thương con người.

Câu 23:  Hành động nào là biểu hiện không yêu thương con người?

  • A. Đánh chửi bố mẹ.
  • B. Đánh thầy giáo.
  • C. Đánh bạn cùng lớp vì không cho chép bài.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 24: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Lên án, tố cáo.
  • B. Làm theo.
  • C. Không quan tâm.
  • D. Nêu gương.

Câu 25: Yêu thương con người là gì?

  • A. Quan tâm người khác.
  • B. Giúp đỡ người khác.
  • C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 26: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người như thế nào?

  • A. M là người có lòng tự trọng.
  • B. M là người có lòng yêu thương mọi người.
  • C. M là người sống giản dị.
  • D. M là người trung thực

Câu 27: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

  •  A. Mọi người yêu quý và kính trọng. 
  • B. Mọi người kính nể và yêu quý.
  • C. Mọi người coi thường.
  • D. Mọi người xa lánh.

Câu 28: Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì?

  • A. Là truyền thống quý báu của dân tộc
  • B. Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ.
  • C. Là nét đẹp trong tâm hồn con người
  • D. A, B, C đúng

Câu 29: Câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát nói đến điều gì?

  • A. Sự vô ơn, phản bội.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Sự trung thành.
  • D. Khiêm tốn.

Câu 30: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo X đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

  • A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.
  • B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.
  • C. Lờ đi coi như không biết.
  • D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô. 

Câu 31: Tục ngữ có câu: Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy. Mùng 3 tết thầy có nghĩa là gì?

  • A. Mùng 3 Tết thầy giáo hay mời đến chơi .
  • B. Mùng 3 Tết là ngày đẹp nên cần đi chơi.
  • C. Mùng 3 Tết cần đến chúc tết thầy vì thầy là người dạy dỗ thứ 2 sau cha mẹ.
  • D. Tết nhà Thầy được tổ chức vào mùng 3.

Câu 32: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì?

  • A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
  • B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
  • C. Căm ghét thầy cô.
  • D. Giúp đỡ thầy cô.

Câu 33: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo được gọi là gì?

  • A. Nhân văn.
  • B. Chí công vô tư.
  • C. Tôn sư trọng đạo. 
  • D. Nhân đạo.

Câu 34: Bạn D ra đường gặp thầy giáo dạy môn Công nghệ không chào vì bạn cho rằng môn công nghệ là môn phụ nên không chào, chỉ chào các thầy cô dạy môn chính. D là người như thế nào?

  • A. D là người vô trách nhiệm.
  • B. D là người vô tâm.
  • C. D là người vô ơn.
  • D. D là người vô ý thức.

Câu 35: Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn trọng đạo?

  • A.  Ân trả, nghĩa đền.
  • B. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
  • C. Ăn cháo đá bát
  • D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).

Câu 36:  Câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.

  • A. Không thầy đố mày làm nên
  • B. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
  • C. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
  • D. A, B, C đều đúng

Câu 37: Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là?

  • A. Chào hỏi thầy cô bất cứ đâu.
  • B. Đến thăm thầy cô nhân ngày 20/11.
  • C. Thăm hỏi thầy cô khi thầy cô ốm đau.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 38: Gia đình bạn E thuộc hộ nghèo trong thôn, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn E tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E để các em biết chữ. V là người như thế nào?

  • A. V là người trách nhiệm.
  • B. V là người giả tạo.
  • C. V là người vô ơn.
  • D. V là người tốt bụng.

Câu 39: Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?

  • A. Lòng biết ơn.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Tinh thần đoàn kết.
  • D. Lòng khoan dung.

Câu 40: Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì?

  • A. Lòng biết ơn.
  • B. Lòng trung thành.
  • C. Tinh thần đoàn kết.
  • D. Lòng khoan dung.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM GDCD 7

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.