Trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 7 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trẻ em Việt Nam có bổn phận

  • A. Yêu tổ quốc, yêu cha mẹ, tôn trọng pháp luật
  • B. Với Gia đình , xã hội và tổ quốc
  • C. Không đánh bạc,uống rượu, tôn trọng pháp luật
  • D. Tôn trọng pháp luật, bảo vệ Tổ quốc

Câu 2: Việc làm nào vi phạm quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em?

  • A. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.
  • B. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
  • C. Không cho con gái đến trường học.
  • D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.

Câu 3: Hành vi nào sau đây tham gia bảo vệ môi trường?

  • A. Xả rác thải xung quanh lớp học.
  • B. Khai thác nước ngầm bừa bãi.
  • C. Bón phân cho cây cối không theo quy trình.
  • D. Trồng cây xanh xung quanh nhà ở, trường học.

Câu 4: Trên đường đi học về Nam thấy một cơ sở sản xuất gỗ mĩ nghệ bắt nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc. Nếu là Nam trong trường hợp này em sẽ làm gì?

  • A. Báo cho cơ quan có chức năng giải quyết.
  • B. Vào nhắc nhở người chủ cơ sở sản xuất.
  • C. Nhờ cha mẹ, thầy cô đến can thiệp.
  • D. Im lặng bỏ qua vì không phải việc của mình.

Câu 5: Bộ máy nhà nước gồm mấy cấp?

  • A. 3 cấp.
  • B. 5 cấp.
  • C. 4 cấp.
  • D. 6 cấp.

Câu 6: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

  • A. do UBND xã bầu ra.
  • B. do nhân dân trong xã bầu ra.
  • C. do HDND huyện bầu ra.
  • D. do cán bộ các thôn bầu ra.

Câu 7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của?

  • A. của chính phủ.
  • B. của nông dân.
  • C. của cán bộ kiểm lâm.
  • D. của tất cả mọi người.

Câu 8: Khi mở trang trại chăn nuôi bà Năm không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ta có thể kiện bà Năm đã vi phạm gì?

  • A. Gây ô nhiễm môi trường.
  • B. Gây mất đoàn kết.
  • C. Xây dựng trái phép.
  • D. Phá hoại môi trường.

Câu 9: Di sản văn hóa bao gồm

  • A. di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn học
  • B. di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
  • C. di sản văn hóa phi vật thể và di sản tinh thần
  • D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất

Câu 10: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa?

  • A. Đập phá các di sản văn hóa
  • B. Lấy cắp cổ vật về nhà
  • C. Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật
  • D. Di chuyển cổ vật bất hợp pháp

Câu 11: Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đõ em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  • B. Lờ đi và coi như không biết.
  • C. Báo với chính quyền địa phương.
  • D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.

Câu 12: Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào?

  • A. Cơ quan xét xử.
  • B. Cơ quan kiểm sát.
  • C. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra.
  • D. Cơ quan hành chính.

Câu 13: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra: 

  • A. Nhân dân xã (phường thị trấn) bầu ra
  • B. Đại diện nhân dân bầu ra
  • C. Nhân dân trực tiếp bầu ra
  • D. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra

Câu 14: Xin cấp giấy khai sinh làm ở đâu?

  • A. Hội đồng nhân dân xã.
  • B. Đảng ủy xã.
  • C. Ủy ban nhân dân xã.
  • D. Công an.

Câu 15: Nộp đơn khiếu nại tranh chấp đất đai với hàng xóm em sẽ đến cơ quan nào để giải quyết tại địa phương?

  • A. Chính phủ.
  • B. Tòa án nhân dân.
  • C. Viện Kiểm sát.
  • D. Ủy ban nhân dân xã.

Câu 16: Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng?

  • A. Công an xã.
  • B. Ủy ban nhân dân xã.
  • C. Công an huyện.
  • D. Hội đồng nhân dân huyện.

Câu 17: Người có trách nhiệm cấp sổ hộ khẩu cấp xã là?

  • A. Trưởng công an xã.
  • B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
  • C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
  • D. Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã.

Câu 18: Đăng kí tạm trú, tạm vắng đến cơ quan nào tại địa phương?

  • A. Hội đồng nhân dân xã.
  • B. Đảng ủy xã.
  • C. Ủy ban nhân dân xã.
  • D. Công an.

Câu 19: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, D tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh dỗi. Việc làm đó của D thể hiện điều gì?

  • A. D là người sống và làm việc có kế hoạch.
  • B. D là người có kế hoạch.
  • C. D là người khoa học.
  • D. D là người có học.

Câu 20: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?

  • A. Khoa học.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Trung thực
  • D. Sống và làm việc khoa học.

Câu 21: Có quan niệm cho rằng: chỉ có thể xây dựng kế  hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn. Em đồng tình hay phản đối?

  • A. đồng tình
  • B. phản đối
  • C. phân vân không biết đúng, sai
  • D. Tất cả các đáp trên

Câu 22: Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cần bố trí thời gian vào các hoạt động nào?

  • A. Học tập, lao động.
  • B. Vui chơi, giải trí.
  • C. Giúp đỡ gia đình.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 23: A nói chuyện với B: Làm gì phải học môn Hóa, đằng nào thi cũng toàn trắc nghiệm mà, chúng ta có thể khoanh bừa cũng đúng, học làm gì cho mất công. A là người như thế nào?

  • A. A là người sống và làm việc không có kế hoạch.
  • B. A là người tiết kiệm.
  • C. A là người nói khoác.
  • D. A là người trung thực.

Câu 24: Vào lúc rảnh rỗi, V đến thư viện tìm hiểu tài liệu để trang bị thêm kiến thức và khi buổi tối về nhà V thường nấu sơm và giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. V là người như thế nào?

  • A.G là người tự tin.
  • B. G là người làm việc khoa học.
  • C. G là người khiêm tốn.
  • D. G là người tiết kiệm.

Câu 25: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giúp chúng ta chủ động.
  • B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức.
  • C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 26: Xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý được gọi là?

  • A. Khoa học.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Trung thực .
  • D. Sống và làm việc khoa học.

Câu 27: Gia đình nhà trường khuyến khích các em học tốt, tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu thể hiện quyền nào sau đây?

  • A. Quyền được chăm sóc
  • B. Quyền được giáo dục
  • C. Quyền được vui chơi giải trí
  • D. Quyền được bảo vệ

Câu 28: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào của trẻ em:

  • A. Quyền được chăm sóc
  • B. Quyền được giáo dục
  • C. Quyền được bảo vệ 
  • D. Quyền được sống chung với ba mẹ

Câu 29: Biểu hiện của quyền được giáo dục là?

  • A. Trẻ em được đi học.
  • B. Trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
  • C. Trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
  • D. Cả A, B, C

Câu 30: Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào?

  • A. Quyền được bảo vệ.
  • B. Quyền được chăm sóc.
  • C. Quyền được giáo dục.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 31: Hiện nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em, cô giáo đánh đạp học sinh mẫu giáo. Các hành vi đó vi phạm đến quyền nào?

  • A. Quyền được bảo vệ.
  • B. Quyền được chăm sóc.
  • C. Quyền được giáo dục.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 32: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?

  • A. Dưới 12 tuổi.
  • B. Dưới 14 tuổi.
  • C. Dưới 16 tuổi.
  • D. Dưới 18 tuổi.

Câu 33: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm những quyền nào?

  • A. Quyền được bảo vệ.
  • B. Quyền được chăm sóc.
  • C. Quyền được giáo dục.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 34:  Vì D là con riêng của chồng nên mẹ D không cho D đi học, chỉ cho E là con chung của D và chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào?

  • A. Quyền được bảo vệ.
  • B. Quyền được chăm sóc.
  • C. Quyền được giáo dục.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 35: Luật bảo vệ môi trường được Nhà nước ta ban hành lần đầu tiên vào 

  • A. Tháng 8 - 1991.   
  • B. Tháng 1 - 1994.
  • C. Tháng 12 - 2003.
  • D. Tháng 4 - 2007.

Câu 36: Ngày môi trường thế giới là?

  • A. 5/6. 
  • B. 5/7.
  • C. 5/8.
  • D. 5/9.

Câu 37: Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là 

  • A. Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
  • B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.
  • C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.
  • D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh

Câu 38: Yếu tố nào sau đây không phải là tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Dung dịch HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm.
  • B. Rừng.
  • C. San hô.
  • D. Cá voi.

Câu 39: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì?

  • A. Báo cho chính quyền địa phương.
  • B. Mang đi bán.
  • C. Lờ đi coi như không biết.
  • D. Giấu không cho ai biết.

Câu 40: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là?

  • A. Mộc bản triều Nguyễn.
  • B. Châu bản triều Nguyễn.
  • C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm.
  • D. Cả A, B, C.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD 7, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm GDCD 7 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

TRẮC NGHIỆM GDCD 7

TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ

TRẮC NGHIỆM THEO BÀI

Xem Thêm

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.