A. Kiến thức trọng tâm
1. Đọc truyện: "Sự công minh, chính trực của một nhân tài ".
Gợi ý trả lời đáp án:
a. Mi – ken – lăng – giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra – man – tơ, một người vốn kình địch với ông?
- Mi-Ken-Lăng Giơ có thái độ rất công minh và trung Thực đối với công trình kiến trúc của Bra-man-tơ
b. Vì sao Mi – ken – lăng – giơ lại xử sự như vậy? Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào?
Mi-Ken-Lăng Giơ thái độ như vậy vì đó chính là Cảm nhận thực sự của ông đối với công trình Của Bra-man-tơ
=> Ông là một người trung thực
c. Em hiểu thế nào là trung thực?
Trung Thực là tôn trọng sự thật ,tôn trọng chân lí,lẽ phải; sống ngay thẳng,thật thà ,dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
2. Nội dung bài học:
* Khái niệm trung thực: Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
* Ý nghĩa:
- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá
- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng.
* Các câu tục ngữ, ca dao liên quan:
- Cây ngay không sợ chết đứng
- Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”.
B. Bài tập & Lời giải
Bài tập a: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? giải thích vì sao?
- Làm hộ bài cho bạn
- Quay cóp trong giờ kiểm tra
- Nhận lỗi thay cho bạn
- Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
- Dũng cảm nhận lỗi của mình
- Nhận được của rơi, đem trả lại người mất
- Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.
Xem lời giải
Bài tập b: Thầy thuốc dấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?
Xem lời giải
Bài tập c: Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày?
Xem lời giải
Bài tập d: Đối với học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì?