Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 17 lớp vỏ khí
Bài Làm:
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết các thành phần của không khí? Hơi nước có vai trò gì?
Trả lời:
- Không khí là một phần không thể thiếu đối với con người trên Trái đất.
- Không khí gồm có 3 thành phần chính đó là Khí ni tơ (chiếm 78%), khí ôxi (chiếm 21%) và hơi nước, các khí khác (chiếm 1%).
- Trong các thành phần của không khí, hơi nước chiếm một phần rất nhỏ chỉ 1% nhưng lại có vai trò quan trọng trong. Đó chính là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng mây mưa, sưng mù, sấm, chớp….
Câu 2: Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí? Nêu đặc điểm của tầng đối lưu?
Trả lời:
Trong quá trình nghiên cứu lớp vỏ khí, người ta đã nhận thấy:
- Lớp vỏ trái đất được cấu tạo bởi ba lớp tầng:
- Tầng đối lưu (độ cao 0 -> 16km)
- Tầng bình lưu (độ cao 16 -> 80km)
- Các tầng cao của khí quyển (độ cao > 80km)
- Đặc điểm của tầng đối lưu là:
- Tập trung tới 90% không khí. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60 C.
- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp…
Câu 3: Nêu đặc điểm của các tầngtrong lớp vỏ khí quyển?
Trả lời:
Lớp vỏ khí là lớp không khí bao quanh Trái Đất. Lớp vỏ khí gồm 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao khí quyển. Mỗi tầng có một đặc điểm riêng:
- Tầng đối lưu:
- Độ cao từ 0 -> 16 km
- Tập trung tới 90% không khí. Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,60 C.
- Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây mưa sấm chớp…
- Tầng bình lưu:
- Độ cao từ 16 -> 80 km
- Lớp Ôzôn ngăn cản những tia bức xạ mặt trời có hại cho sinh vật và con người.
- Các tầng cao của khí quyển:
- Độ cao: trên 80 km
- Không khí cực loãng.
- Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
Câu 4: Cho biết chuyển động của không khí trong tầng đối lưu thường gây ra các hiện tượng gì?
Trả lời:
Tầng đối lưu là tầng nằm ở độ cao thấp nhất. Tầng đối lưu luôn luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng mây mưa, sấm chớp. (Do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa lớp không khí sát mặt đất và lớp không khí trên cao)
Câu 5: Tầng không khí nằm ở độ cao cao nhất là tầng nào? Nêu đặc điểm của tầng không khí đó?
Trả lời:
- Tầng không khí nằm ở độ cao cao nhất đó chính là các tầng cao của khí quyển. Tầng này nằm ở độ cao trên 80 km.
- Đặc điểm của các tầng cao của khí quyển:
- Nằm ở độ cao trên 80 km
- Nằm trên tầng bình lưu
- Không khí ở các tầng này cực loãng
- Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
Câu 6: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất.
Trả lời:
Lớp vỏ khí rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất, vì mọi hoạt động của con người đều có liên quan đến lớp vỏ khí. Các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp, sóng, gió, bão…ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Nếu không có không khí sẽ không còn sự sống trên Trái Đất. Lớp vỏ khí còn được coi là “Tấm áo giáp” bảo vệ sự sống cho trái Đất, vì chúng ngăn không cho các tia độc hại từ Mặt trời và vũ trụ xâm nhập vào Trái Đất.
Câu 7: Hãy nêu tên các khối khí trên trái đất. Các khối khí đó được hình thành và có đặc điểm gì?
Trả lời:
Tùy thuộc vào vị trí hình thành, nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc mà ta phân chia các khối khí ra làm các loại: khối khí nóng, khối khí lạnh; khối khí lục địa, khối khí đại dương.
- Khối khí nóng được hình thành ở vùng có vĩ độ thấp có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại đương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
Câu 8: Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích, tại sao khối khí bị biến tính?
Trả lời:
Các khối khí bị biến tính vì các khối khí không đứng yên tại chỗ, chúng luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những nơi mà chúng đi qua. Đồng thời, chúng cũng chịu ảnh hưởng mặt đệm của những nơi ấy mà thay đổi tính chất.
Ví dụ: Mùa đông khối khí lạnh tràn xuống địa phận nước ta làm cho địa phần nó đi qua có thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, sau một thời gian, chịu ảnh hưởng của mặt đệm nên nó dần nóng lên.
Câu 9: Người ta căn cứ vào đâu để chia các khối khí?
Trả lời:
Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hoặc đại dương) nên không khí ở tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính về nhiệt độ và độ ẩm.
- Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng và khối khí lạnh
- Căn cứ vào mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.