Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 8: Xuân về

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 8: Xuân về. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Tên: Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính

- Năm sinh: 1918 – 1966

- Quê quán: Làng Thiện Vịnh – xã Đồng Đội- Vụ Bản – Nam Định

Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo lại mồ côi cha mẹ từ sớm.  Từ 1945-1954 ông tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ.

Năm 1954 ra BẮc tập kết, tham gia công tác văn nghệ và làm báo. Và mất đột ngột vào ngày 20/1/1996.

Ông là một người thông minh nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc.

b.  Sự nghiệp văn học

-      Tác phẩm chính:

+ Ông làm thơ từ rất sớm năm 13 tuổi sáng tác nhiều thể loại như thơ, truyện, chèo...

+ Một số tác phẩm chính của ông có thể kể đến như: Tâm hồn tôi (1937),  Lỡ bước sang ngang (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955)...

-   Phong cách thơ:

Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê.

c. Tác phẩm

-  Bài thơ Xuân về được sáng tác năm 1937 in trong tập Tuyển tập thơ Nguyễn Bính

-  Thể loại: Tự do

-    Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: khổ 1: Vẻ đẹp khi gió xuân về

+ Phần 2: Khổ 2; Vẻ đẹp khi nắng xuân về

+ Phần 3: Khổ 3: Vẻ đẹp đồng quê xuân về

+ Phần 4: Khổ 4: Cảnh đi trẩy hội mùa xuân

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

- Một số hình ảnh gợi tả không khí xuân về trong thơ như:  gió đông, đôi má thiếu nữ, nắng mới, lá non, lúa đang thì con gái, hoa bưởi, hoa cam, bướm, các cô gái đi chùa….

- HS có thể suy nghĩ và lựa chọn hình ảnh mà em thấy gần gũi nhất với mùa xuân quê hương mình. Ví dụ hình ảnh “gió đông” đặc biệt là ở miền Bắc khi xuân về thì khí hậu thay đổi, không khí mát lạnh. HS có thể so sánh với miền Nam, mùa xuân thì sẽ có những hình ảnh gì, có giống và khác với các hình ảnh trong bài thơ không? Một số hình ảnh mùa xuân miền Nam như: mai vàng, hoa nở, nắng mới, áo dài….

- Chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản là những cảm xúc những sự thay đổi của cảnh vật, con người khi mùa xuân về. Nhan đề bài thơ đã phần nào khái quát được nội dung cả bài thơ.

III. TỔNG KẾT

1.  Nội dung

Bài thơ là bức tranh xuân với hình ảnh thiếu nữ má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc và thân thuộc.

2. Nghệ thuật

-     Từ ngữ gợi tả gợi cảm

-     Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi

 

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập