Câu 1. Lập bảng đối chiếu chủ đề, thông điệp, tư tưởng, điểm nhìn trần thuật của các văn bản truyện đã đọc trong Bài 8 Đất nước và con người.
Trả lời:
Văn bản | Chủ đề | Thông điệp | Tư tưởng | Điểm nhìn trần thuật |
Đất rừng phương Nam | Công việc đi lấy mật của con người phương Nam. | Vẻ đẹp của đất và người phương Nam. | Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên, nêu cao cách sống hòa hợp với thiên nhiên. | Điểm nhìn nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất - nhân vật An. |
Giang | Sự gặp gỡ và tình cảm quyến luyến giữa người chiến sĩ và một người con gái Hà Nội. | Thông điệp về tình người và sự gặp gỡ trong cuộc đời. | Đề cao và khẳng định những giá trị của tình người, tình yêu và sự gặp gỡ trong cuộc đời; tố cáo chiến tranh đã gây ra những sự đau thương, chia cắt con người. | Điểm nhìn nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất. |
Xuân về | Bức tranh thiên nhiên và con người khi xuân về. | Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người mùa xuân. | Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người mùa xuân. | Điểm nhìn của chủ thể trữ tình. |
Buổi học cuối cùng | Sự lưu luyến và tiếc nuối của những người vùng An-dát về buổi học tiếng Pháp cuối cùng. | Thông điệp về việc bảo vệ đất nước phải gắn liền với tri thức, văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ. | Lên án chiến tranh, đồng thời kêu gọi con người cần thể hiện lòng yêu nước bằng việc giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình. | Điểm nhìn nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất - cậu bé Phrăng. |
Câu 2. Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) hoặc Giang (Bảo Ninh).
Trả lời:
Nhận xét về nhân vật ông Hai (tía nuôi của An) trong văn bản Đất rừng phương Nam:
- Ông Hai là người có tình thương người (nhận An làm con nuôi, quan tâm đến An đi rừng đã mệt nên bảo mọi người dừng lại để nghỉ ngơi).
- Ông Hai là người có tình yêu thiên nhiên (không giết ong mà chỉ dùng thuốc bắc để đuổi ong đi).
- Ông Hai là người am hiểu về tập tính của loài ong, hiểu cặn kẽ về cách đặt kèo để lấy mật.
Câu 3. Cho biết tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà bạn đã viết ở mục Từ đọc đến viết.
Trả lời:
Tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà tôi đã viết ở mục Từ đọc đến viết:
- Tác dụng của thành phần liệt kê:
- Diễn tả lại cảnh ngày Tết ở Hà Nội và Vũng Tàu.
- Diễn tả lại những cảnh vui chơi ở biển Vũng Tàu.
- Tác dụng của thành phần chêm xen: bổ sung thông tin cho tượng Chúa dang tay ở Vũng Tàu.
Câu 4. Việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch có những điểm khác biệt đáng lưu ý nào so với việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình?
Trả lời:
Việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch có những điểm khác biệt đáng lưu ý so với việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình:
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
- Bố cục bài viết gồm các phần:
- Mờ bài: giới thiệu tác phẩm tự sự/ tác phẩm kịch (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...); nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
- Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm phân tích, đánh giá tác phẩm theo một trình tự nhất định (chủ đề trước, nghệ thuật sau; nghệ thuật trước, chủ đề sau hoặc kết hợp cả hai).
- Kết bài: khẳng định lại một cách khái quả giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.
Câu 5. Bạn rút ra được kinh nghiệm gì trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch?
Trả lời:
Tôi rút ra được kinh nghiệm trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch:
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi thì cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...
- Với các tác phẩm truyện kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự,... cần tập trung vào các yếu tố tạo nên tính xác thực của sự kiện, chi tiết,...
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
Câu 6. Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi cho bạn những suy nghĩ và tình cảm gì đối với quê hương đất nước, con người Việt Nam?
Trả lời:
Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi cho tôi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam. Thiên nhiên Việt Nam rất trù phú. Con người Việt Nam là những người có tình, có nghĩa, có văn hóa và biết thưởng thức cái đẹp.