I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI VĂN NGHỊ LUẬN THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ MỘT THÓI QUEN HAY MỘT QUAN NIỆM
+ Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận
+ Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm những gợi ý về giải pháp thực hiện.
+ Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí có tình.
+ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.
+ Diễn đạt mạch lạc gãy gọn, lời lẽ chân thành:
+ Bố cục bài luận gồm 3 phần:
- Mở bài: Nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ, lí do hay mục đích viết bài luận
- Thân bài: Lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm, nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.
- Kết bài: KHẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN THAM KHẢO
- Các phần mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng trọn vẹn được yêu cầu về bố cục đối với kiểu bài thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
- Bài viết đã đưa các lí lẽ bằng chứng như:
+ “Lạm dụng điện thoại di động khiến chúng ta mất tập trung trong giờ học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập”.
+ “Lạm dụng điện thoại di động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta”.
+ “Nếu ta từ bỏ được thói quen lạm dụng điện thoại di động tức là sủ dựng một cách có ý thức đúng nơi, đúng lúc, thì chiếc điện thoại di động trở thành công cụ hữu ích cho cuộc sống của chúng ta.”
- Các lí lẽ dẫn chứng sắp xếp hợp lí. Đầu tiên tác giả bài viết đưa ra định nghĩa khái niệm về thói quen dùng điện thoại trên cơ sở đó đưa ra những tác hại cũng như lợi ích của việc từ bỏ thói quen dùng điện thoại. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục việc từ bỏ thói quen dùng điện thoại.
- Quan điểm của người viết được thể hiện rõ ràng và nhất quán qua từng luận điểm, luận cứ và lí lẽ dẫn chứng.
- Khi thực hiện 1 bài luận tương tự cần tìm hiểu khái niệm cũng như dựa vào bố cục để triển khai vấn đề.