Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 77

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 8: Thực hành tiếng Việt trang 77. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. LÝ THUYẾT

- Biện pháp chêm xen là biện pháp chêm vào câu một từ, một cụm từ, một câu, thậm chí một chuỗi câu để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thành phần chêm xen thường đứng sau dấu phẩy, dấu gạch ngang hoặc trong ngoặc đơn.

Ví dụ:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm tôi gặp vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

-  Biện pháp liệt kê là cách sắp xếp nối tiếp các từ, các cụm từ cùng loại để diễn tả những khía cạnh khác nhau của thực tế của tư tưởng, tình cảm đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh và cảm xúc cho người đọc.

Ví dụ:

Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. (Hồ Chí Minh)

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1.  Bài tập 1

a.  Ở câu a biện pháp tu từ chêm xen là (Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao). Dấu hiệu nhận biết là thành phần trong ngoặc đơn. Tác dụng vừa bổ sung vừa bộc lộ cảm xúc

b.  Ở câu b biện pháp tu từ chêm xen là “cái thứ thuốc dẻo quánh, màu vàng xỉn mà tôi đã thấy dạo trước”. Dấu hiệu nhận biết là sau dấu gạch ngang. Tác dụng bổ sung thông tin

c.   Ở câu c biện pháp tu từ chêm xen là “mặc dù thực ra là có gì đâu một tình cờ như thế”. Dấu hiệu nhận biết sau dấu phẩy. Có tác dụng bổ sung và bộc lộc cảm xúc.

2. Bài tập 2

a. Biện pháp liệt kê là “sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc”. Tác dụng của nó là miêu tả chi tiết những khía cạnh khác nhau của đối tượng đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh cho người đọc.

b. Biện pháp liệt kê là “sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hoá tím xanh”. Tác dụng của nó là miêu tả chi tiết những khía cạnh khác nhau của đối tượng đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh cho người đọc.

c. Biện pháp liệt kê là “uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán” . Tác dụng của nó là miêu tả chi tiết những khía cạnh khác nhau của đối tượng đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh cho người đọc.

d. Biện pháp liệt kê là “tôi rạch rừng, tôi giết tê giác trong thung, giết cọp beo trên múi, giết kền kền, quạ dữ trên ngọn câu, chém ma thiêng quỷ ác trên đường đi”. Tác dụng của nó là miêu tả chi tiết những khía cạnh khác nhau của đối tượng đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh cho người đọc.

3. Bài tập 3

Các biện pháp liệt kê trong đoạn văn trên là : trí tuệ hoá và quốc tế hoá; thời đại của thông tin, của trí tuệ; thời đại của hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu,...

Khi đảo các thành phần liệt kê trong câu hầu như không làm thay đổi ý nghĩa của câu.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 10 tập 2 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập