I. CƠ SỞ TỰ NHIÊN
a) Vị trí địa lý
- Gồm hai bộ phận:
+ Đông Nam Á lục địa: nước Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma.
+ Đông Nam Á hải đảo: nước Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Đông Ti-mo.
- Về vị trí tiếp giáp:
+ Phía bắc với Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Phía tây với Ấn Độ Dương.
+ Phía đông với Thái Bình Dương.
=> Vị trí chiến lược quan trọng, nằm trên con đường hàng hải nối lền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nên được xem như "ngã tư đường", là cầu nối của những nền văn minh lớn trên thế giới. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động kinh tế đặc biệt là giao thương bằng đường biển và giao lưu, tiếp thu những thành tựu của các nền văn minh lớn trên thế giới, phát triển và lan tỏa những giá trị văn hóa bản địa.
b) Điều kiện tự nhiên
- Đất phù sa mềm, giàu chất dinh dưỡng, khí hậu gió múa,… tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước – điểm chung tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á.
- Hệ thống sông ngòi dày đặc với những con sông lớn, biển và các đảo, quần đảo: thuận lợi tưới tiêu.
- Một số vương quốc hàng hải đã xuất hiện, tiêu biểu là Sri Vi-giay-a.
=> Tác động quan trọng trong đời sống cư dân và sự hình thành văn minh Đông Nam Á.
II. TÌM HIỂU CƠ SỞ XÃ HỘI
a) Cư dân, tộc người
- Sự đa dạng về ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn minh Đông Nam Á:
+ Nam Á: Môn-Khơ-me, Việt-Mường
+ Thái – Ka-đai: Tày-Thái, Ka-đai.
+ Mông – Dao: Mông – Dao.
+ Nam Đào: May-lay-ô – Pô-li-nê-di.
+ Hán – Tạng: Hán (Hoa), Tạng-Miến.
- Mỗi tộc người có người có những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa khác nhau với những sắc thái bản địa ngay từ trước khi tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
b) Tổ chức xã hội
- Trước khi tiếp xúc với nền văn hóa bên ngoài, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn hóa bản địa.
- Làng là tổ chức xã hội phổ biến ở Đông Nam Á (với tên gọi khác nhau ở các vùng) => hình thành nên các quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á – một yếu tố quan trọng đối với việc hình thành và phát triển của văn minh.
III. TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN MINH ẤN ĐỘ, TRUNG HOA
a) Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
- Đông Nam Á tiếp thu những ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ thông qua quá trình tiếp xúc, giao thương, chủ yếu là qua con đường buôn bán bằng đường biển giữa Ấn Độ với các nước trong khu vực.
- Cư dân Đông Nam Á tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo các giá trị của văn minh Ấn Độ trên nền tảng văn minh bản địa.
- Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với Đông Nam Á được thể hiện trên các lĩnh vực tiêu biểu như chính trị, tư tưởng, tôn giáo, chữ viết, văn hóa, nghệ thuật,…
b) Ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa
- Do vị trí địa lí liền kề, việc tiếp xúc, giao thương giữa Trung Quốc và Đông Nam Á diễn ra rất sớm.
- Qua quá trình xâm lược, thống trị các nước láng giếng, văn minh Trung Hoa ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á ở những mức độ khác nhau trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng chính trị, giáo dục, tôn giáo, chữ viết, văn học – nghệ thuật,…
- Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á dù chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mình.