1. CÁC NHÓM CÂY TRỒNG PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM
- Nhóm cây lương thực: như lúa, ngô, khoai, sắn,…
- Nhóm cây lấy củ có các loại khoai lang, sắn khoai môn, khoai tây, cà rốt,...
- Nhóm cây ăn quả, như nhãn, vải, xoài, cam,….
- Nhóm cây rau, đỗ các loại: Rau gồm các loại như rau muống, mồng tơi, cải xanh, cải bó xôi,... và các loại rau gia vị như: rau răm, húng quế, thì là,... Đỗ gồm các loại như: đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen,...
- Nhóm cây công nghiệp: Một số cây công nghiệp được trồng phổ biến như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,... mang lại giá trị kinh tế cao
- Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc,...
2. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
a. Độc canh
- Phương thức canh tác chỉ trong một loại cây duy nhất
- Nếu thực hiện trong điều kiện tự nhiên qua nhiều năm, phương thức độc canh có thể làm giảm độ phì nhiêu của đất và tăng sự lây lan của sâu, bệnh
b. Xen canh
- Hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trong trên cùng một diện tích, cùng một lúc hoặc cách một khoảng thời gian không dài.
- Xen canh giúp tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.
c. Luân canh
- Phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích
- Luân canh làm tăng độ phi nhiêu, điều hoà chất dinh dưỡng cho đất và giảm sâu, tot (tro bệnh cho cây.
d. Tăng vụ
- Tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất trồng trong một năm.
- Tăng vụ giúp tăng tổng sản lượng thu hoạch
3. TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO
- Trồng trọt công nghệ cao được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Trồng trọt công nghệ cao có một số đặc điểm cơ bản sau:
+ Ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học...
+ Sử dụng các giống cây trồng cho năng suất, chất lượng cao
+ Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản lí tự động hoá