1. MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN
- Nước có những đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài thuỷ sản (đặc biệt là tôm, cá) như:
+ Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ
+ Nhiệt độ của nước ổn định và điều hoà hơn nhiệt độ không khí trên cạn
+ Thành phần khí oxygen thấp và carbon dioxide cao hơn không khí trên cạn
+ Tình trạng chất lượng nước trong ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước
2. THỨC ĂN CỦA THỦY SẢN
- Thức ăn của tôm, cả gồm hai loại:
+ Thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong ao, hồ, bao gồm thực vật phù du, thực vật đáy, động vật phù du, động vật đáy.
+ Thức ăn nhân tạo: là thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho vật nuôi. Có hai loại là thức ăn thỏ và thức ăn viên hỗn hợp.
3. QUY TRÌNH KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN (TÔM, CÁ)
- Quy trình kĩ thuật nuôi tôm, cả gồm: chuẩn bị ao nuôi, xử lí nước –> thả con giống → chăm sóc, quản lí → thu hoạch
a. Chuẩn bị ao nuôi, xử lí nước
- Ao nuôi tôm, cá phải được thiết kế hợp lí, có hệ thống cấp, thoát nước tốt, đáy ao phẳng, dốc nghiêng về cống thoát.
- Trước khi nuôi tôm, cá cần tháo đạn nước ao, phơi khô đáy, diệt côn trùng, địch hại (cá, cua, cổng, ốc,...)
- Tiến hành các biện pháp xử lí nước nhằm tiêu diệt tác nhân gây bệnh bằng các phương pháp vật lí và hoá học.
b. Thả con giống
- Tôm, cá làm giống phải khoẻ mạnh, không chứa mầm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.
- Khi thả nên ngầm túi đựng tôm, cá vào trong ao khoảng 10 – 15 phút để nhiệt độ trong túi cân bằng với nhiệt độ môi trường nước ao nuôi, sau đó mở miệng túi cho nước chảy từ từ vào để tôm, cả tự nhiên bởi ra
c. Chăm sóc quản lí
- Cho ăn:
+ Thức ăn và cách cho ăn: thức ăn phải cân đối thành phần và đủ chất dinh dưỡng cho tôm, cá nuôi. Khi cho ăn phải đảm bảo lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, cá.
+ Thời gian cho ăn mỗi ngày cho ăn ít nhất 2 lần vào buổi sáng từ 6 đến 8 giờ, buổi chiều 4 đến 6 giờ. Khi cho ăn nên đáng giờ, đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng vị trí cho ăn.
- Quản lí:
+ Kiểm tra ao nuôi phải thường xuyên kiểm tra bờ, cống, quan sát màu nước, lượng khí oxygen, thức ăn dư và hoạt động của tôm, cá nuôi. Khi phát hiện những bất thường, cần tìm nguyên nhân và xử lí kịp thời.
+ Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá: kiểm tra sự tăng trọng của tôm, cá hằng tháng nhằm mục đích đánh giá tốc độ tăng trưởng và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
- Phòng và trị bệnh cho tôm, cá:
+ Phòng bệnh là tạo điều kiện cho tôm, cá luôn khoẻ mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị nhiễm bệnh
d. Thu hoạch
- Có 2 phương pháp thu hoạch thuỷ sản:
+ Phương pháp thu từng phần thu hoạch những cá thể đã đạt chuẩn thực phẩm, những con còn nhỏ thì giữ lại nuôi tiếp đến khi đạt kích cỡ thương phẩm.
+ Phương pháp thu hoạch toàn bộ thu hoạch triệt để toàn bộ tôm, cá trong ao khi đạt tiêu chuẩn thương phẩm.
4. ĐO NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG CỦA NƯỚC NUÔI THỦY SẢN
a. Tính chất của nước nuôi thủy sản
- Nhiệt độ của nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết và môi trường của khu vực. Ngoài ra nhiệt độ nước còn phụ thuộc các phản ứng hoá học, sự phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi.
+ Nhiệt độ giới hạn chung phù hợp cho tôm là khoảng 25 – 35 °C và cả là khoảng 20 – 30 °C.
- Độ trong của nước được đo dựa vào độ sâu nhìn thấy đĩa Secchi.
+ Độ trong tốt nhất của nước nuôi tôm, cả đo bằng đĩa Secchi là từ 20 đến 30 cm.
b. Quy trình thực hành đo nhiệt độ, độ trong của nước nuôi thủy sản
- Quy trình đo nhiệt độ của nước nuôi thuỷ sản nhưng nhiệt kế xuống thủng chứa mẫu nước, để khoảng 5 – 10 phút => Nâng nhiệt kể lên, để nghiêng nhiệt kể và đọc kết quả
- Quy trình đo độ trong của nước nuôi thuỷ sản thả từ từ đĩa Secchi xuống nước đến khi không phân biệt được vạch màu trên địa, đọc và ghi giả trị độ sâu lần một trên dãy đo của đĩa
=> Thả đĩa Secchi xuống sâu hơn rồi kéo lên đến khi thấy vạch màu của đĩa, đọc kết quả đo lần hai => Tính độ trong của nước qua kết quả hai lần đo