Tính các giá trị R, U, I trong đoạn mạch mắc nối tiếp

Bài 1: Một mạch điện gồm 3 điện trở R1 = 4Ω , R2 = 6Ω , R3 = 8Ω mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện chạy trong mạch là 0,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.

Bài 2: Cho hai điện trở R1 = 3R2, R2 = 8Ω được mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế UAB = 12V như hình vẽ:

Giải bài tập chủ đề: Định luật ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp

a, Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?

b, Tìm số chỉ của ampe kế và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở?

Bài 3: Cho mạch diện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó điện trở R1 = 5Ω, R2 = 10Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 6V.

Giải bài tập chủ đề: Định luật ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp

a, Tính số chỉ của ampe kế và vôn kế.

b, Chỉ với 2 điện trở cho ở trên, nêu hai cách làm tăng cường độ dòng điện trong mạch lên gấp 3 lần (có thể thay đổi UAB)

Bài 4: Đoạn mạch gồm điện trở R1 = 3Ω, R2 = 8Ω, điện trở R3 có thể thay đổi được giá trị. Hiệu điện thế UAB = 36V.

a, Cho R3 = 7 Ω. Tính cường độ dòng điện trong mạch.

b, Điều chỉnh R3 đến một giá trị R’ thì thấy cường độ dòng điện giảm đi hai lần so với ban đầu. Tính giá trị của R’ khi đó.

Bài Làm:

Bài 1: Điện trở mạch: R = R1 + R2 + R3 = 4 + 6 + 8 = 18Ω

Hiệu điện thế hai đầu mạch là: U = I.R = 0,5.18 = 9V

Bài 2:

a, Áp dụng công thức:

R = R1 + R2 = 3R+ R= 4R2 = 4.8 = 32 (Ω)

b, Số chỉ của ampe kế bằng cường độ dòng điện chạy qua toàn mạch mà trong đoạn mạch nối tiếp thì:

                                                                 I = I1 = I(1)

Áp dụng công thức định luật Ôm cho toàn mạch ta có: 

$I_{AB}=\frac{U_{AB}}{R_{tđ}}$ = $\frac{12}{32}$ = 0,375 (A) (2)

=> Ampe kế chỉ 0,375A

Từ (1) và (2) => I1 = I= IAB = 0,375A

- Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở:

+ U1 = I1.R1 = 0,375.24 = 9 (V)

+ U2 = I2.R2 = 0,375.8 = 3 (V)

Bài 3: 

a, Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

         R = R1 + R2 = 5+ 10 = 15 Ω

Cường độ dòng điện qua mạch là:

     $I=\frac{U_{AB}}{R_{tđ}}$ = $\frac{6}{15}$ = 0,4A

Do đó số chỉ của ampe kế là 0,4A

Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1 là:

        U1 = I.R1 = 0,4.5 = 2 (V)

Do đó số chỉ của vôn kế là 2V

b, Ta có $I=\frac{U_{AB}}{R_{tđ}}$. Do đó để I tăng gấp 3 lần ta có hai cách: Một là tăng hiệu điện thế UAB lên gấp 3 lần; hai là giảm điện trở tương tương của đoạn mạch 3 lần.

  • Cách 1:

Ta tăng hiệu điện thế lên 3 lần, khi đó:

  U'AB = 3.UAB = 3.6 = 18 (V)

=> I' = $\frac{U'_{AB}}{R_{tđ}}$ = $\frac{18}{15}$ = 1,2A = 3I

  • Cách 2: 

Ta giảm điện trở tương đương của toàn mạch đi 3 lần bằng cách tháo bỏ điện trở R2 ra khỏi mạch điện. Khi đó điện trở toàn mạch sẽ là:

                                                                                R'' = R1 = 5 Ω

Cường độ dòng điện chạy qua mạch là:

 I'' = $\frac{U_{AB}}{R''_{tđ}}$ = $\frac{6}{5}$ = 1,2A = 3I

Bài 4: 

a, Điện trở tương đương của đoạn mạch: 

  R = R1 + R2 + R3 = 3 + 8 + 7 = 18 Ω

Cường độ dòng điện trong mạch:

I = $\frac{U_{AB}}{R''_{tđ}}$ = $\frac{36}{18}$ = 2 (A)

b, Vì cường độ dòng điện giảm 2 lần nên điện trở tương đương tăng 2 lần.

Ta có: R1 + R2 + R’ = 2.R = 36 ⇒ R’ = 36 – 3 – 8 = 25 (Ω)

Xem thêm các bài Chuyên đề vật lý 9, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề vật lý 9, loạt bài giải bài tập Chuyên đề vật lý 9 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.