Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập
CH 1: Thiên nhiên nhiệt đới có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp khu vực Đông Nam Á?
CH 2: Dựa vào bảng 11.2, hãy so sánh và rút ra nhận xét về số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của một số nước Đông Nam Á.
Bài Làm:
Câu 1.
Nhân tố |
Đặc điểm |
Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp |
Địa hình, đất đai |
- Địa hình đồi núi. - Địa hình đồng bằng. - Đất đai: đất feralit và đất phù sa. |
- Địa hình đồi núi kết hợp với đất feralit: trồng cây công nghiệp: cà phê, hồ tiêu, chè, cao su, điều,… - Địa hình đồng bằng và đất phù sa: phát triển nông nghiệp lúa nước và trồng cây hằng năm: lúa mỳ, ngô,… |
Khí hậu |
- Nhiệt độ cao: 21oC – 27oC. - Độ ẩm lớn: > 80% - Lượng mưa trung bình: 1 000 mm - 2 000 mm. - Đông Nam Á lục địa: khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Đông Nam Á hải đảo: khí hậu nhiệt đới gió mùa, xích đạo và cận xích đạo. |
- Thuận lợi: phát triển nông nghiệp nhiệt đới. |
Sông ngòi |
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Chế độ nước theo mùa |
- Cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp. |
Câu 2. Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của các quốc gia Đông Nam Á có sự gia tăng rõ rệt trong giai đoạn 2000-2020. Cụ thể:
- Ở Mi-an-ma: Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên năm 2020 là 6,4 năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2000 (3,5 năm).
- Ở Việt Nam: Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên năm 2020 là 8,4 năm, tăng 1,5 lần so với năm 2000.
- Ở Lào: Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên năm 2020 là 5,4 năm, tăng gần 1,4 lần so với năm 2000.
=> Quốc gia có số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên tăng nhanh nhất là Mi-an-ma; Quốc gia có số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao nhất là Xin-ga-po (11,9 năm) và thấp nhất là Lào (5,4 năm).
Tuy nhiên, nhìn chung, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên của các quốc gia Đông Nam Á còn thấp so với mức trung bình của thế giới.