III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 11.4, hãy:
CH 1: Nêu đặc điểm dân cư nổi bật của khu vực Đông Nam Á.
CH 2: Phân tích tác động của đặc điểm dân cư tới phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
Bài Làm:
Câu 1.
- Đông Nam Á có số dân đông, chiếm khoảng 8% số dân thế giới (năm 2020)
- Mật độ dân số trung bình của khu vực Đông Nam Á là: 148 người/km2.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm (cao hơn mức trung bình châu Á và thế giới).
- Ngôn ngữ phổ biến của các nước Đông Nam Á chủ yếu là sử dụng tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai.
- Có số lượng dân tương đối trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao với nguồn lao động khoẻ mạnh và dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao thoa giữ các nền văn hoá phát triển kinh tế dễ dàng.
- Do sự phân bố dân số không đồng đều, nên chủ yếu dân cư tập trung tại các khu đô thị lớn phát triển và đồng bằng, ven biển.
- Indonexia là quốc gia có dân sô đông nhất, diện tích lớn.
- Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á.
Câu 2.
- Thuận lợi: Dân số đông, số lượng dân tương đối trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động cao chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lao động rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.
- Khó khăn: Trình độ lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thấp. Do kinh tế chậm phát triển nên vấn đề về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.